| Hotline: 0983.970.780

Xuất bản thời nhà đất đắt đỏ

Thứ Năm 12/12/2013 , 10:50 (GMT+7)

Lãnh đạo của 7 nhà xuất bản (NXB), gồm: Văn hóa Thông tin, Thể thao, Văn học, Âm nhạc, Thế giới, Văn hóa Dân tộc và Hà Nội đã cùng ký vào đơn kiến nghị nộp lên Bộ Thông tin - Truyền thông nhằm kêu cứu vì không chịu nổi gánh nặng chi phí trụ sở hoạt động.

Lãnh đạo của 7 nhà xuất bản (NXB), gồm: Văn hóa Thông tin, Thể thao, Văn học, Âm nhạc, Thế giới, Văn hóa Dân tộc và Hà Nội đã cùng ký vào đơn kiến nghị nộp lên Bộ Thông tin - Truyền thông nhằm kêu cứu vì không chịu nổi gánh nặng chi phí trụ sở hoạt động.

Vấn đề được nêu cụ thể: Từ năm 2009, theo quyết định của UBND Hà Nội, các NXB có trụ sở hoạt động trên địa bàn TP phải nộp tiền thuê nhà là 80.000 đồng/m2. Điều này ảnh hưởng lớn đến các đơn vị làm sách vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tính chi li, mỗi NXB phải trả tiền tỷ mỗi năm cho địa điểm “an cư” trong tình trạng không mấy “lạc nghiệp”. Ví dụ, một đơn vị chuyên thực hiện các loại sách ngoại văn như NXB Thế giới, nếu muốn quyết toán đầy đủ tiền thuê nhà đất trong năm 2013 thì mất hơn 3,5 tỷ đồng.

Không nói ra, ai cũng biết văn hóa đọc ở nước ta vẫn nằm trong tình trạng khiêm tốn. Nhiều cuộc vận động lớn kêu gọi toàn dân đọc sách vẫn chưa mang lại tín hiệu nào khả quan. Một vị từng có nhiều năm làm quản lý ngành xuất bản chia sẻ một trải nghiệm nghe rất thê thảm: “Người lớn bây giờ, càng có trọng trách càng không có thời gian đọc sách và không chịu mua sách, nếu có cần thì điều đầu tiên họ nghĩ đến là… xin sách. Một bộ sách giá hơn 1 triệu đồng, họ có thể gọi điện xin một lúc vài bộ”.

Cả nước chỉ có 3 đơn vị tương đối ăn nên làm ra là NXB Giáo dục chuyên in sách dành riêng cho học đường, NXB Kim Đồng chuyên in sách thiếu nhi và NXB Trẻ chuyên in sách phục vụ lứa tuổi thanh niên.

Từ khi có văn bản luật chính thức cho phép tư nhân tham gia trực tiếp vào lĩnh vực tổ chức bản thảo và kinh doanh ấn phẩm, thì các NXB càng bị cạnh tranh gay gắt hơn. Bắt tay với tư nhân làm sách theo thị hiếu, hay kiên định làm sách giữ bản sắc, là một sự chọn lựa không đơn giản đối với từng NXB. Những đơn vị đã quen cung cách bao cấp hoặc đã được mặc định một đối tượng độc giả hẹp, thì càng phân thân càng bi đát.

Sẽ vô cùng cay đắng, nếu vì miếng cơm manh áo mà NXB Âm nhạc in loại sách ngôn tình kiểu Trung Quốc đang thịnh hành, còn NXB Văn hóa Dân tộc lại in loại sách vụ án trộm cướp giết hiếp.

Kiến nghị của lãnh đạo 7 NXB tương đối có uy tín trên, không phải không có lý. Ở các nước phát triển, bên cạnh các NXB tư nhân quanh năm nhăm nhe làm sách đáp ứng nhu cầu nhất thời của một bộ phận ham trò vui ham chuyện lạ, vẫn có những NXB được các Quỹ phát triển cộng đồng (do các tỷ phú thành lập) hỗ trợ in ấn loại sách góp phần nâng cao thẩm mỹ và tri thức cho quần chúng.

Ở Việt Nam, muốn vài tập đoàn kinh tế quan tâm đến sách thì còn hơi… lâu. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế đặc biệt về tiền thuê nhà đất, để giúp các NXB ổn định hoạt động trong bối cảnh gạo châu củi quế hiện nay.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.