| Hotline: 0983.970.780

Xuất hiện sâu keo mùa thu hại ngô tại Bình Thuận

Thứ Năm 23/05/2019 , 09:55 (GMT+7)

Ngày 23/5, lãnh đạo Chi cục Trồng trọt-BVTV Bình Thuận xác nhận trên địa bàn đã xuất hiện sâu keo mùa thu hại ngô (bắp) trên địa bàn huyện Đức Linh.  

Trước đó, ngày 17/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã đi kiểm tra đồng ruộng ngô trên địa bàn xã Đa Kai, huyện Đức Linh đã phát hiện đối tượng sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) gây hại trên các trà bắp giai đoạn 6 - 9 lá và giai đoạn trổ cờ, với diện tích 10 ha, mật chủ yếu 4 -8 con/m2, cá biệt có những nơi mật số trên 8 con/m2.  Tại thời điểm kiểm tra, sâu keo mùa thu chủ yếu ở giai đoạn từ tuổi 3 đến tuổi 6.

Sâu keo mùa thu hại ngô đã xuất hiện tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

Theo ông Đỗ Văn Bảo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận, sau khi phát hiện Chi cục đã ban hành văn bản đề nghị huyện Đức Linh chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện biện pháp phòng chống, đồng thời hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu keo mùa thu theo Quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu của Cục Bảo vệ thực vật.

Trong đó tập trung thực hiện các biện pháp như ngắt ổ trứng đem tiêu hủy; bẫy đèn, bẫy bả chua ngọt, bẫy pheromone để diệt trưởng thành; phun thuốc bảo vệ thực vật tại nơi có mật độ cao khi đa số sâu tuổi 1 đến tuổi 3, trong đó chú ý bắp ở giai đoạn 6-7 lá.

Về diễn biến sâu keo mùa thu gây hại trên ngô trên địa bàn huyện Đức Linh, theo báo cáo mới nhất của Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh, hiện diện tích gây hại đã lên đến 35 ha, mật số > 8 con/m2. Và dự kiến trong thời gian tới, tình hình sâu keo mùa thu và các loại sâu ăn tạp khác tiếp tục phát sinh và gây hại.

Do đó, Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận khuyến cáo bà con tăng cường kiểm tra, theo dõi ngô vụ Hè Thu để phát hiện sớm và chủ động phòng trừ sâu như cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn.  Lưu ý với bà con hiện nay trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc được đăng ký để phòng trừ sâu keo mùa thu. Do đó Chi cục khuyến cáo nông dân sử dụng một số loại thuốc tạm thời trên thị trường: khi sâu mới xuất hiện, sử dụng thuốc có hoạt chất Bacillus thuringiensis (phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày với liều lượng 300-500 g/ha).

Đối với cây ngô ở giai đoạn 4-6 lá thật, sâu ở tuổi 1-2 có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Spinetoram (phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày, liều lượng 30-36 g/ha); hoạt chất Indoxacarb (phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày, liều lượng 75g/ha); hoạt chất Lufenuron (phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày, liều lượng 30 g/ha). Lưu ý lượng nước phun khoảng 400-600 lít/ha, phun theo hàng ướt đều hai mặt lá và nách lá...

“Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức tập huấn chuyên sâu phòng trừ phòng trừ sâu keo mùa thu cho các đối tượng toàn tỉnh như các trung tâm dịch vụ, kỹ thuật của tỉnh, huyện, các cán bộ khuyến nông, các bộ huyện, xã để nắm được tác hại của sâu keo để phối hợp, hỗ trợ nông dân triển khai phòng trừ hiệu quả”, ông Bảo cho biết thêm.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất