| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 06/11/2012 , 09:52 (GMT+7)

09:52 - 06/11/2012

Xuất khẩu gạo và những chiếc iPhone

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa cho biết, tính đến 31/10/2012, Việt Nam đã vươn lên trị trí số 1 về xuất khẩu gạo...

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa cho biết, tính đến 31/10/2012, Việt Nam đã vươn lên trị trí số 1 về xuất khẩu gạo và các doanh nghiệp đang nỗ lực phấn đấu để đến cuối năm, Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Cũng theo hiệp hội này, dự kiến Việt Nam sẽ xuất 7,534 triệu tấn gạo năm nay, nhưng đang phấn đấu đạt mức 7,7 triệu tấn.

Đây là thông tin khiến những người làm nông nghiệp ở Việt Nam nói chung tự hào, phấn khởi!

Còn nhớ, cách đây khoảng 1 tháng, khi chiếc điện thoại đình đám của hãng Apple là iPhone 5 chính thức ra mắt, nó đã tạo ra một cơn sốt mà chỉ trong 3 ngày, hãng điện thoại này đã bán ra khoảng 5 triệu chiếc.

Đây cũng là một con số kỷ lục của hãng điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Có người làm một phép tính, giá một chiếc iPhone 5 tại Việt Nam hiện nay khoảng 20 - 21 triệu đồng (1.000 USD), 5 triệu chiếc tương đương hơn 5 tỷ USD. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2012 của Việt Nam chỉ ước đạt khoảng 10 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong 3 ngày, lượng iPhone 5 bán ra đã bằng hơn 50% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam trong một tháng. Còn so với gạo, mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đang giữ vị trí thứ 1 thế giới, thì 10 tháng qua mới đạt khoảng 3 tỷ USD, tức là chưa bằng 60% so với giá trị của số điện thoại iPhone 5 bán ra trong 3 ngày.

Cho dù mọi sự so sánh đều khập khễnh, nhưng con số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung, của mặt hàng gạo nói riêng, so với doanh số của chiếc điện thoại bé nhỏ như Iphone 5, cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ thật nhiều.

Trước hết, ở đây chúng ta dành sự tôn trọng tuyệt đối cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng như hàng triệu người lao động đang hàng ngày dãi dầm mưa nắng để sản xuất ra lúa gạo, nông sản, vừa phục vụ cho nhu cầu của đất nước vừa xuất khẩu ra nước ngoài để chắt chiu từng đồng ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên, không thể không thừa nhận một thực tế rằng, chừng nào chúng ta vẫn tự hài lòng với “ngôi vương” thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu thô hồ tiêu, gạo mà vắng bóng những sản phẩm công nghệ có thể cạnh tranh toàn cầu thì nền kinh tế vẫn khó có thể đạt mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trong xu hướng phát triển chung của kinh tế tri thức, Đảng, Nhà nước đã coi phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cách đây 16 năm, Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010.

Thế nhưng cho đến hôm nay, hoàn toàn có thể nhận định rằng, chúng ta chưa có những đột phá lớn trên lĩnh vực khoa học - công nghệ, nếu không muốn nói trình độ khoa học - công nghệ của Việt Nam có một khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nếu tiếp tục loay hoay với bài toán khoa học - công nghệ như hiện nay, không biết đến bao giờ chúng ta mới có được những sản phẩm đạt trình độ công nghệ đỉnh cao để xuất khẩu?

Và như vậy, Việt Nam vẫn phải “trung thành” với chiến lược xuất khẩu nguyên liệu thô với hiệu quả thấp và nhiều hệ lụy!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm