| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu lâm sản ấn tượng

Thứ Sáu 03/08/2018 , 08:05 (GMT+7)

Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu lâm sản chính liên tục giữ mức tăng trưởng trung bình trên 14% so với cùng kỳ năm 2017...

15-20-06_img_0017
Xuất khẩu gỗ tháng 7 tiếp tục đạt kết quả ấn tượng

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu lâm sản chính tháng 7/2018 ước đạt trên 681 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu lâm sản 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,025 tỷ USD, tương đương với 55,83% kế hoạch năm, chiếm 22,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Giá trị xuất siêu của lâm sản chính 7 tháng ước đạt 3,77 tỷ USD.

Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu lâm sản chính liên tục giữ mức tăng trưởng trung bình trên 14% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ tăng nhẹ khoảng 0,4%. Do đó, giá trị xuất siêu lâm sản chính là con số ấn tượng của ngành nông nghiệp nửa đầu năm 2018.

Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm lâm sản chính gồm: Gỗ thành phẩm, dăm gỗ, các loại gỗ khác và một số mặt hàng lâm sản ngoài gỗ như: mây, tre, cói, thảm, quế. Gỗ thành phẩm đã qua chế biến có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong số các mặt hàng trên, thu về trên 3,2 triệu USD trong tổng số hơn 5,025 USD xuất khẩu của toàn ngành.

15-20-06_img_0027
Ảnh: H.N

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2018. Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Malaysia (109% với giá trị: 52,3 triệu USD, mặt hàng chủ yếu là gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép - Mã 4412), Hàn Quốc (52,8%), Pháp (24,8%), Hoa Kỳ (12,5%) và Úc (14,8%). Kim ngạch xuất khẩu lâm sản chính 7 tháng đầu năm 2018 liên tục tăng trưởng, mức tăng trưởng trung bình đạt 14% so với cùng kỳ năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14% so với cùng kỳ, nhưng giá trị nhập khẩu chỉ tăng nhẹ. Theo đó, ước giá trị nhập khẩu tháng 7/2018 đạt 170 triệu USD nâng tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu 7 tháng đầu năm đạt 1,24 tỷ USD, chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do các tổ chức, cá nhân đã chuẩn bị vùng trồng rừng nguyên liệu đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng để cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2018, giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm 2017 giảm mạnh ở các thị trường như Campuchia giảm 51,3%, Thái Lan giảm 8,9%, Malaysia giảm 7,8% và thị trường Newzealand giảm 2,7%. Các thị trường có giá trị nhập khầu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là các thị trường có sản phẩm đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ như: Braxin tăng 39,2%, Chi Lê tăng 26,2% và Hoa Kỳ tăng 15,6%.

15-20-06_so_snh_kim_ngch_xut_khu_lm_sn_chinh

Để tìm kiếm giải pháp khai thác tiềm năng, thúc đẩy nhanh, bền vững, nâng cao giá trị ngành hàng lâm sản, ngày 8/8/2018 tới đây tại TPHCM sẽ diễn ra hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.

Hội nghị có sự góp mặt của hơn 500 doanh nghiệp gỗ, các cơ quan ban ngành liên quan, các tổ chức trong và ngoài nước, kỳ vọng sẽ khơi thông những vấn đề còn tồn tại, đồng thời đưa ra định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới.

Xem thêm
Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.