| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu lần đầu sụt giảm sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu

Thứ Năm 16/07/2020 , 20:35 (GMT+7)

Theo Bộ Công Thương, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 ước tính giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức sụt giảm lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008/2009. Ảnh: TL.

Kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức sụt giảm lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008/2009. Ảnh: TL.

Kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức sụt giảm lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008/2009, với mức giảm 1,1%, ước đạt 121,21 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm nay có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong đó:

  • Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 21,5 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,3 tỷ USD, tăng 24,2%.
  • Hàng dệt may đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,5%.
  • Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25,2%.
  • Giày dép đạt 8,1 tỷ USD, giảm 6,7%.
  • Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5 tỷ USD, tăng 2,4%
  • Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,8 tỷ USD, giảm 11,1%.
  • Thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, giảm 8,3%.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

  • Nhóm hàng nông, lâm thủy sản 6 tháng ước đạt 11,7 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 7,8%).
  • Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 101,6 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,4%).
  • Nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản sụt giảm mạnh nhất, ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 35,8%.

Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN giảm 14% so với cùng kỳ 2019; xuất khẩu sang thị trường EU giảm 8,8%; xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 2,3%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 sang các thị trường đều có tăng trưởng dương so với tháng 5.

“Xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà hồi phục với lợi thế là quốc gia sớm kiểm soát tốt dịch bệnh. Hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có tăng trưởng tốt, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; sang Hoa Kỳ đạt 30,3 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước”, Bộ Công Thương thông tin.

Bên cạnh đó, xuất khẩu sang các thị trường các nước thành viên CPTPP cũng có tăng trưởng tích cực như: xuất khẩu sang Australia tăng 2,3%; Chile tăng 1,6%; Mexico tăng 2,6%.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.