| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu mứt bần

Thứ Ba 26/01/2010 , 10:56 (GMT+7)

Từ trái bần, bà Tư Cúc ở Trà Vinh đã khéo léo chế biến ra nhiều sản phẩm ngon và lạ mắt hết ý như: mứt bần, bột bần, kẹo bần... đưa vào siêu thị và còn dò đường xuất sang Đức.

Cây bần mọc nhiều ven sông Tiền, sông Hậu giữa đất bãi bồi. Xưa nay ít mấy người quan tâm, vì ngoài thân chỉ làm củi, còn rễ đóng nắp chai dùng trong gia đình. Tuy vậy ít ai ngờ từ trái bần đã được bà Tư Cúc – người giỏi nữ công ở ấp Long Trị, xã Long Đức, thị xã Trà Vinh đã khéo léo chế biến ra nhiều sản phẩm ngon và lạ mắt hết ý như: mứt bần, bột bần, kẹo bần... đưa vào siêu thị và còn dò đường xuất sang Đức.

Bà tên là Võ Thị Cúc. Bà kể: Đầu năm 2006, bà mở quán bán nước giải khát, quanh nhà bà đều toàn là những cây bần lớn nhỏ, bốn mùa gió đùa lá lao xao. Nhưng sức sống cây bần thật mãnh liệt, tươi tốt phơi phới quanh năm, mùa hoa trái từ tháng 4 đến hết tháng 2 năm sau. Bần nhiều quá chín rơi rụng trước sân nhà. Bà Cúc nói: “Bần là trái nhà nghèo, hồi đó ít ai thèm ăn. Nhưng rồi chợt có khách vào quán nghỉ chân gợi ý – trái bần chín có làm được món ngon gì không?’’.

Thế là từ đó bà Cúc nảy ra ý tưởng chế biến món ăn từ... trái bần. Vốn ban đầu gần 3 chỉ vàng, bà mở quán ăn với món "độc chiêu" lẩu bần chín với cá bông lau được nhiều người ăn khen ngon đáo để. Thế nhưng trái bần nào có giữ được lâu, sang tháng mùa nghịch bần chưa ra trái thì lấy đâu ra bần nấu bán? Câu hỏi khó đó thôi thúc bà Cúc nghĩ tìm cách. Rồi bà cũng có cách. Bà xay bần chín thành bột, dùng lửa nhỏ để sên, thêm muối, ớt, bột ngọt và cho vào keo để dự trữ những tháng trái mùa. Làm như thế có thể bảo quản được một đến hai tháng. Chưa dừng lại, đến năm 2007 bà chế biến thêm món bần chín với đường làm món giải khát, rất ngon với mùi thơm và vị chua chua. Lần lượt các món mứt bần, kẹo bần ra đời. Tiếng gần đồn xa. Sản phẩm mứt bần của bà được siêu thị đặt hàng. Từ một trái cây hoang dã tưởng chừng như bỏ đi nhưng bà Cúc đã hái ra tiền.

Theo dân gian, trái bần có lợi cho tim mạch, ổn định đường huyết. Một ký trái bần thu được 300g bột. Hiện nay mỗi ngày, cơ sở của bà sản xuất khoảng 30-40 kg mứt bần và bột bần. Số lượng hàng cung cấp ngày càng nhiều nên bà Cúc phải thu mua bần từ những người đi hái, giá 2.000 - 4.000đ/kg. Mỗi năm cơ sở của bà chỉ sản xuất gần 20 tấn bột và mứt bần. Bây giờ sản phẩm từ trái bần của bà tiện lợi chế biến món ăn trong gia đình nên ai cũng thích dùng. Gần đây sản phẩm từ bần của bà Cúc còn tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm theo các chợ phiên đưa hàng Việt về nông thôn ở tỉnh Trà Vinh. Riêng năm 2009, cơ sở sản xuất Tư Cúc cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 hũ mứt bần, bột bần. Nhưng sang năm tới bà Cúc cho biết sẽ được sự hỗ trợ và hợp tác xúc tiến sản phẩm đưa hàng xuất sang Đức.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tổng Giám đốc GrowMax Group được vinh danh 'Nhà lãnh đạo tiêu biểu ASEAN 2024'

Doanh nhân Mai Văn Hoàng, Tổng Giám đốc Tập đoàn GrowMax là người tiên phong xây dựng thương hiệu thức ăn tôm duy nhất của người Việt trên thị trường thức ăn tôm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm