| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc - nhìn từ vùng biên: Bài IV - Cùng Trung Quốc thống nhất cơ chế phối hợp

Thứ Sáu 19/07/2019 , 08:53 (GMT+7)

Trước sự “khó tính” của Trung Quốc, Sở NN-PTNT, UBND thành phố Móng Cái phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), làm việc với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để thống nhất cơ chế phối hợp.

13-36-13_mc7
XK thủy sản tại cửa khẩu Móng Cái.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Quảng Ninh, ông Tô Tiến Cường, ngoài những cơ chế chính sách, trao đổi thông tin điện tử trong việc cấp chứng thư, đồng thời các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT thường xuyên bám sát địa bàn, hỗ trợ địa phương trong công tác hướng dẫn doanh nghiệp, người dân, đáp ứng yêu cầu quản lý giám sát, cấp chứng thư XK.

Do vậy giữa tháng 6 các lô hàng thủy sản đã thông quan đúng quy định, gần 300 tấn tôm của ngư dân tỉnh Quảng Ninh được xuất dưới dạng ướp đá.

“Khó khăn lớn nhất của người dân đang gặp phải trong danh mục sản phẩm không có tôm ướp đá, các ngành liên quan liên tục yêu cầu phía Trung Quốc chấp thuận sửa đổi, thực tế danh mục thường xuyên thay đổi do cập nhật nhiều danh mục mới, nhưng chưa có sản phẩm tôm thẻ chân trắng ướp đá và một số sản phẩm thủy sản có lượng lớn mà trước đây phía Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc. Sự thay đổi chính sách đột ngột của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động XK thủy sản nói chung và sản phẩm tôm thẻ chân trắng của người dân địa phương nói riêng”, ông Cường cho biết.

Theo ông Cường, các ngành chức năng cần thường xuyên rà soát vùng nuôi hải sản, kịp thời cấp mã vùng sản xuất cho người chăn nuôi. Đến nay gần như nhiều địa bàn hoàn toàn đủ điều kiện XK hàng sang Trung Quốc. Những danh sách mã vùng, mã doanh nghiệp bổ sung được liên tục gửi đến Trung Quốc xem xét, tiếp nhận.

Như Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục đánh giá lại, bổ sung các mặt hàng phù hợp để xuất sang thị trường Trung Quốc. Từ yêu cầu tôm xuất sang dạng đông lạnh, hiện nay Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh đã có năng lực cấp đông 100 tấn nguyên liệu/ngày. Đối với địa bàn TP Móng Cái đã gửi hồ sơ và đề nghị Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT) hướng dẫn, hỗ trợ đánh giá lại điều kiện ATTP.

Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm thủy sản chủ lực, đặc thù, năng lực sản xuất thủy sản của địa phương và khẳng định các sản phẩm thủy sản đều có nguồn gốc từ nuôi trồng, khai thác, chế biến... đáp ứng được các tiêu chí về đảm bảo an toàn thực phẩm, thú y, truy xuất nguồn gốc.

Ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã thành công trong đề nghị đôi bên phối hợp, đề xuất với ngành chức năng giải quyết vấn đề còn tồn đọng trong xuất nhập khẩu thủy sản qua cửa khẩu tại tỉnh Quảng Ninh, cụ thể gia hạn thành công đến hết năm 2019 cho việc thay đổi phương thức quản lý an toàn thực phẩm đối với hàng xuất khẩu theo dạng biên mậu, trao đổi hàng hóa giữa nhân dân 2 nước để doanh nghiệp người dân 2 nước đáp ứng các yêu cầu.

“Đối với các mã doanh nghiệp, mã nuôi trồng phía địa phương đã cung cấp cho Bộ NN-PTNT gửi phía Trung Quốc, yêu cầu Hải quan Trung Quốc sớm duyệt cấp mã cho các doanh nghiệp chế biến đóng gói thủy sản XK sang Trung Quốc đủ điền kiện”, ông Cường nói.

Việc tăng cường hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh giữa 2 nước được thực hiện. Nhiều đoàn công tác viếng thăm của doanh nghiệp Trung Quốc tới Quảng Ninh đánh giá cao hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn, phía đối tác thực sự tin tưởng vào các sản phẩm thủy sản của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung, mong muốn được tăng cường hợp tác về nông nghiệp và thủy sản.

Trong chuyến thăm chính thức mới đây nhất, chính quyền và các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc cũng đã đưa phương án và báo cáo lên Trung ương để cho nhập khẩu hàng hóa nông sản đặc biệt là sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, đối với những vướng mắc liên quan đến nhập khẩu nông sản, thủy sản từ Việt Nam thuộc thẩm quyền của đối tác Trung Quốc thì sẽ tháo gỡ và giải quyết theo chiều hướng thông thoáng.

Sở NN-PTNT Quảng Ninh cũng giải quyết các bất cập trong xuất nhập khẩu nông sản, thủy hải sản trên các cảng lớn. Đặc biệt là công nghệ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp 2 bên hợp tác phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản để mở rộng tiếp cận thị trường hai nước, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

13-36-13_mc8
Ảnh: Anh Thắng.

Về phía TP Móng Cái, các ban ngành liên quan của TP cũng đang gấp rút bố trí tổ công tác hoặc thành lập các trạm thường trực tại địa phương để hỗ trợ tỉnh trong công tác giám sát, cấp chứng thư một cách nhanh nhất phục vụ công việc xuất khẩu hàng đi thị trường Trung Quốc. Tuyên truyền tới người nuôi tôm tại TP Móng Cái luôn đảm bảo quy cách chuẩn trong ATVSTP, nuôi trồng đúng mùa vụ.

Ngoài tôm ướp đá, tiếp nhận ý kiến phản hồi của người nuôi trồng thủy sản, văn bản bổ sung danh mục tới Trung Quốc còn một số sản phẩm thủy sản có sản lượng lớn đã có tiền lệ XK sang Trung Quốc gồm: Sứa biển muối phèn, ngao giá (ngao 2 cùi) và rươi. Bổ sung đầy đủ các hình thức bảo quản sản phẩm thủy sản xuất khẩu gồm các dạng: sống, ướp đá và cấp đông. Đồng thời bổ sung đầy đủ các hình thức bảo quản sản phẩm thủy sản xuất khẩu gồm các dạng: sống, ướp đá, cấp đông… Đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp, người chăn nuôi không nên chủ quan mà phải đảm bảo quy trình hướng tới sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ngoài ra, UBND TP Móng Cái đã chỉ đạo các ngành liên quan như Hải quan và Biên phòng hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, tạo điều kiện cấp chứng thư, hàng hóa nếu đủ điều kiện, tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin tới doanh nghiệp về những yêu cầu từ phía Trung Quốc.

"Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp có kho lạnh tạo điều kiện, giảm giá trong trường hợp các lô hàng thủy sản cấp đông chưa thông quan gửi kho để đảm bảo đưa vào các đơn vị có mã gia công, tránh hỏng thủy sản dẫn đến thiệt hại”, ông Vũ Văn Kinh, Chủ tịch UBND TP Móng Cái.

Giá tôm đã tăng lên

Ông Vương Văn Oanh, Phó Chi cục trưởng Thủy sản tỉnh Quảng Ninh cho biết: Các buổi làm việc giữa Quảng Ninh và Trung Quốc rất khả quan. Trong tháng qua đã xuất được hơn 210 tấn tôm của địa bàn các xã, phường. Đặc biệt là xã Quảng Thắng, huyện Hải Hà.

Giá mua tôm cũng tăng lên từ 100.000VNĐ (loại 40 con/kg) lên 130.000VNĐ đến gần 140.000VNĐ/kg, các loại tôm nhỏ hơn giá cũng tăng trung bình khoảng 20.000 VNĐ/kg.

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.