| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu thịt gà chế biến - hướng đi mới

Thứ Năm 10/01/2019 , 13:50 (GMT+7)

Năm 2017, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành chăn nuôi gia cầm - lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu chính ngạch thịt gà chế biến sang Nhật Bản. Đây là thành công rất quan trọng vì Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh rất khắt khe.

14-37-07_dsc00323
Sản phẩm gà chế biến XK sang Nhật Bản

Cụ thể, để xuất khẩu được vào thị trường khó tính này, Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt gà theo chuỗi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra còn hàng loạt tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật khác của Nhật Bản chúng ta phải đáp ứng được mới có thể xuất khẩu; các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế của Nhật Bản sang kiểm tra, đánh giá rất kỹ và chặt chẽ. Đó là kết quả rất đáng ghi nhận đối với những nỗ lực liên tục của Cục Thú y trong thời gian hơn hai năm trước đó để đàm phán với Cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.

Việc xuất khẩu thành công thịt gà sang thị trường Nhật Bản không những giúp nâng cao giá trị chuỗi sản xuất thịt gà của Việt Nam, cái được lớn nhất là uy tín và mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi gà, không những đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong việc xây dựng các chuỗi sản xuất thịt gà bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế để xuất khẩu.

Hiện nay, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thịt gà lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Liên bang Nga). Mỗi năm, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thịt gà. Những nước cung ứng thịt gà lớn nhất hiện nay cho thị trường Nhật Bản là Brazil (khoảng 420.000 tấn/năm), Thái Lan (320.000 tấn/năm), Trung Quốc (165.000 tấn/năm)… Với nhu cầu lớn như vậy của thị trường Nhật Bản, trong bối cảnh thịt gà chế biến của Việt Nam đã được khách hàng nước này chấp nhận, cơ hội xuất khẩu đang mở ra ngày càng nhiều cho ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp có tiềm năng đã và đang đầu tư rất lớn nguồn lực (có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng) để xây dựng các chuỗi sản xuất thịt gà khép kín rất hiện đại, hàng đầu thế giới (có đầy đủ các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, chăn nuôi gà thịt, dây chuyền giết mổ, chế biến…) với mục đích xuất khẩu được sản phẩm sang thị trường Nhật Bản cũng như các thị trường tiềm năng khác như Singapore, Trung Quốc, các nước Trung Đông…

Ví dụ như, Công ty C.P Việt Nam đang bắt tay vào thực hiện một dự án đầu tư chăn nuôi và chế biến thịt gà xuất khẩu hiện đại ở tỉnh Bình Phước với tổng kinh phí lên đến hàng trăm triệu USD. Dự án đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo của Bộ NN-PTNT cũng như chính quyền địa phương tỉnh Bình Phước. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, trong giai đoạn 1, dự án sẽ giúp cho C.P Việt Nam có thể đưa vào chế biến xuất khẩu 1 triệu con gà/tuần (50 triệu con gà/năm). Sang giai đoạn 2, công suất sẽ được nâng lên thành 2 triệu con gà/tuần (100 triệu con gà/năm).

Trước yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu, để có thể có thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới cho các sản phẩm từ thịt gà, trong thời gian tới các địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư, chuẩn bị các điều kiện đầy đủ, đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và yêu cầu của các nước đã được Cục Thú y hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể để đẩy mạnh việc xuất khẩu thịt gà nói riêng và các sản phẩm chăn nuôi nói chung sang các nước.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm