| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó

Thứ Tư 28/08/2019 , 09:08 (GMT+7)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định từ nay đến cuối năm 2019 và cả 2020, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam sẽ đối mặt với không ít khó khăn.

Khó khăn ở cả 3 thị trường XK chủ lực

Theo VASEP, XK thủy sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục tập trung vào 3 nhóm thị trường chính là Mỹ, Châu Âu và Nhật. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, đã có sự biến động nhẹ khi thị trường Trung Quốc đã có bước tăng trưởng vượt bậc và trở thành 1 trong 4 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch XK trên 1,2 tỷ USD, mặc dù đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng không ít rủi ro cho các DN thủy sản.

17-57-43_14-58-32_che_bien_xk_tom_viet_nm_o_dbscl_-_nh_tc
Nhiều thị trường XK chủ lực dự báo sẽ tiếp tục kiểm soát ngặt nghèo đối với thủy sản NK từ Việt Nam.

Đối với thị trường Mỹ, Với mức thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm và cá tra khá cao, đã gây nhiều khó khăn cho DN trong việc thúc đẩy XK vào thị trường này, kèm theo là chương trình giám sát NK thủy sản – SIMP, với những thông tin không chính xác về nguồn gốc tôm Việt Nam đã khiến cho XK tôm giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2019. Với cá tra, mức thuế CBPG quá cao khiến hiện nay, chỉ còn một vài DN có thể tiếp tục trụ được tại thị trường Mỹ, tình hình XK vẫn không có nhiều dấu hiệu khả quan trong thời gian tới.

Với thị trường EU, việc cảnh báo thẻ vàng cho Việt Nam về việc đánh bắt bất hợp pháp trong thời gian qua đã khiến cho các DN hải sản gặp nhiều khó khăn trong việc XK vào EU. Để tiến đến mục tiêu gỡ bỏ thẻ vàng cho Việt Nam, Chính phủ, Hiệp hội và các DN đã cùng nhau nổ lực cải thiện các khuyến nghị của EC, tổ chức lại nghề cá Việt Nam. Tuy nhiên theo VASEP, đến nay phía EU vẫn chưa có động thái nào cho thấy sẽ gỡ bỏ thẻ vàng cho Việt Nam.

Tại thị trường Nhật, đây thị trường tương đối ổn định nhất đối với thủy sản Việt Nam, mặc dù nước này không ràng buộc các DN bằng các chứng nhận về chất lượng cho nuôi trồng và SX, nhưng với sự quan tâm cao về ATTP cũng như làn sóng thông tin không có lợi về thủy sản Việt Nam, đã ảnh hưởng đến XK của thủy sản Việt Nam vào thị trường này. Thị trường Nhật cũng đang có xu hướng ngày càng đặt ra nhiều chỉ tiêu kiểm soát chất lượng với mức dư lượng cho phép thấp nhất trong các thị trường NK thủy sản khác.

Ngoài ra, một số thị trường tăng cường kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ, dịch bệnh như thị trường Hàn Quốc, Úc…cũng đã gây ra nhiều trở ngại cho thủy sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm XK.
 

Lo lắng tàu cá nằm bờ

Là nước có thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải NK nguyên liệu cho chế biến XK, đặc biệt trong năm 2018 tổng giá trị NK nguyên liệu lên đến 1,7 tỷ USD.

Bên cạnh việc dự báo nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến thủy sản chưa chính xác, dẫn đến sự mất cân đối cung cầu, vấn đề về con giống dù đã được quan tâm hơn nhưng chất lượng giống bố mẹ nhiều không đảm bảo, sức đề kháng yếu dẫn đến dễ bị nhiễm bệnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định về nguồn nguyên liệu.

Gần 45% nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến thủy sản XK là từ nguồn khai thác, tuy nhiên với nguồn tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt, ngư trường đánh bắt ngày càng thu hẹp, trong khi tình hình thiếu lao động trong ngành thủy sản đặc biệt là khai thác thủy sản cũng đang khiến tình hình khan hiếm nguyên liệu diễn ra. Hiện đang có nhiều tàu cá phải nằm bờ do không có lao động đi biển, điều này đã ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn nguyên liệu hải sản cung cấp cho chế biến.

VASEP lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động và tàu cá nằm bờ, gây thiếu hụt nguyên liệu chế biến.

Bên cạnh đó, việc không chủ động được nguồn nguyên liệu SX, phải NK nhiều nguyên liệu để SX thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu thủy sản nuôi, khiến thủy sản Việt Nam kém cạnh tranh và phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường nguyên liệu NK cho SX TĂCN.

Xu hướng hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện là tăng cường kiểm soát theo chuỗi SX, truy xuất nguồn gốc, chú trọng vào các khâu trước chế biến, nhưng hiện tại việc kiểm soát chất lượng, an toàn thủy sản XK ở Việt Nam bản thân DN không đủ khả năng để kiểm soát nhiều khâu trong quá trình SX nguyên liệu như chất lượng con giống, việc sử dụng các hoá chất kháng sinh cấm trong quá trình nuôi, cũng như việc bơm chích tạp chất...

Trong bối cảnh đó, nhiều thị trường đang ngày càng thắt chặt của thị trường về việc truy suất nguồn gốc của các sản phẩm thủy sản, đặt ra hàng loạt các quy định, chứng nhận, chương trình quản lý nguồn gốc như BAP hay SIMP tại Mỹ, ASC hay chương trình IUU của EU. Điều này đòi hỏi các DN phải tập trung hơn vào khâu quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào, đảm bảo được việc truy suất nguồn gốc, ưu tiên cho các sản phẩm thân thiện môi trường. Đây là những yếu tố ngành thủy sản Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Cạnh tranh ngày càng quyết liệt

Công nghệ nuôi trồng thủy sản của nhiều nước đamh phát triển vượt bậc. Các nước như Trung Quốc, Malaysia đã bắt đầu nuôi cá tra. Thái Lan, Ấn Độ đã kiểm soát tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm và họ đã có một năm trúng mùa.

Với nguồn cung tương đối phong phú nên người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn dẫn đến sản phẩm thủy sản Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng lẫn giá cả.

Mặc dù ngành thủy sản trong những năm qua đã được quan tâm và tạo điều kiện phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần vào kim ngạch XK của ngành nông nghiệp, tuy nhiên nhiều bất cập chưa được tháo gỡ kịp thời đã góp phần làm giảm sức tăng trưởng của ngành thủy sản Việt Nam so với các quốc gia khác.

Trong bối cảnh đó, chi phí điện, xăng dầu tăng gần như mỗi quý, lương tối thiểu vùng tăng hàng năm và các chi phí đầu vào khác cũng tăng liên tục đã trở thành gánh nặng cho DN, góp phần ảnh hưởng đến giá cả và sức cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam với các nước XK thủy sản khác trong khu vực.

Hội chợ Vietfish năm 2019

Từ ngày 29 – 31/8/2019, Hội chợ Vietfish năm 2019 sẽ diễn ra tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Sài Gòn (SECC).

Với quy mô khoảng 350 gian hàng, dự kiến thành phần đơn vị tham gia gồm Việt Nam 80%, nước ngoài 20%. Cơ cấu các đơn vị triển lãm gồm: thủy sản 50% (tăng 3% so với năm 2018), nuôi trồng dịch vụ 3%, máy móc thiết bị 41% và các nhà triển lãm khác 6%.

Trong khuôn khổ Vietfish 2019, sẽ diễn ra các sự kiện như: Chuỗi các hội thảo chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực vệ sinh ATTP, thị trường, rào cản liên quan đến các ngành hàng cá tra, tôm, hải sản, cá ngừ và một số hội thảo của các đơn vị dịch vụ: thức ăn, thuốc thú y, máy móc thiết bị băng chuyền...

Theo VASEP, năm nay khu vực dành cho hàng thủy sản đã thu hút được sự quan tâm của các DN và phải lấn sang khu vực dành cho nuôi trồng và chế biến. Một số các DN đăng ký sau, VASEP đã phải mời tham gia vào gian hàng chung.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất