| Hotline: 0983.970.780

Xung quanh quyết định xây nhà hát ngàn tỷ: Chất chồng những băn khoăn

Thứ Năm 18/10/2018 , 14:30 (GMT+7)

Việc TP.HCM có kế hoạch xây một Nhà hát giao hưởng đã có từ 25 năm trước, và nếu TP có một Nhà hát tầm cỡ quốc tế, thì đó sẽ là niềm kiêu hãnh của người dân TP nói riêng và cả nước nói chung.

Nhưng, có vẻ như công trình ấy xuất hiện chưa đúng lúc. Bởi còn quá nhiều những băn khoăn, những câu hỏi cần trả lời thoả đáng.
 

Nhà hát 132 tỷ làm xong... cửa đóng then cài

Đó là Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, số 136 Trần Hưng Đạo, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. Được đầu tư xây dựng đến 132 tỉ đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 4/2015, nhưng đến nay vẫn chưa thể hoạt động chính thức vì xây dựng sai quy chuẩn đặc thù của sàn diễn cải lương. 

18-00-53_nh_3
Nhà hát Trần Hữu Trang được xây dựng với kinh phí 132 tỷ đồng, nhưng mấy năm nay vẫn “cửa đóng then cài” vì nhiều sai phạm

Nằm ngay trung tâm, thuộc một trong những khu đất “Kim cương” của thành phố, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang được xây dựng trên nền rạp hát Hưng Đạo, qui mô xây dựng bề thế, hiện đại với năm tầng lầu và 1 tầng hầm, hệ thống thang máy, thang cuốn, diện tích sử dụng lên đến 5.000m2. Vốn đầu tư ban đầu dự kiến 60 tỷ đồng, nhưng đến khi hoàn thành thì đội vốn lên 132 tỷ đồng. Và điều đáng buồn ở đây là từ khi khánh thành đến nay, nhà hát vẫn không thể sáng đèn, vì “lỗi thiết kế”.

Có mặt tại cửa nhà hát lúc sáng sớm, chúng tôi thấy mặt bằng phía trước được người dân trưng dụng bán cà phê cóc, ăn sáng, thỉnh thoảng lại có chiếc xe hơi ghé ăn sáng gần đó, đậu xe che hết lối vào cửa nhà hát.

Bà Nguyễn Thị Cúc, năm nay 75 tuổi, nhà ở Q.3, bà có xe bánh mì trong con hẻm nhỏ, tích cóp tiền để…giúp người nghèo, tâm sự: Tôi là dân gốc Sài Gòn, nên cũng mê hát lắm. Nếu hồi đó mà gia đình có điều kiện, tôi xin ba má cho theo nghề hát rồi. Nhớ hồi trẻ, mỗi lần có cơ hội là trốn ba má đi coi hát bội, cải lương. Tôi không phải là người được ăn học đến nơi đến chốn như người ta, tôi cũng ít được đi đây đi đó, nhưng dám chắc một điều là không đâu trên đất nước này nhiều rạp hát như Sài Gòn trước giải phóng. Nếu ngồi nhẩm lại, tôi nghĩ không dưới 50 rạp hát. Tập trung nhiều nhất là khu vực trung tâm Sài Gòn, gồm quận 1, 3, 10 bay giờ. Tiếp đến là khu vực Gia Định, Chợ lớn cũng nhiều. Mà hồi đó dân ở thành phố này đâu có bao nhiêu. Nói vậy để thấy nhu cầu giải trí của dân Sài Gòn lớn lắm.

18-00-53_nh_1
Bà Nguyễn Thị Cúc, người dân Q.3: “Nên lo cho dân nghèo trước, xây nhà hát sau thì hợp lý hơn”

Thấy tôi có vẻ không hiểu, bà Tâm nói tiếp: “Tui nói nãy giờ cậu không hiểu à? Ý là bây giờ ngay ở cái TP này, TP lớn nhất nước này, giàu nhất nước này, còn nhiều người khổ lắm. Bảo làm nhà hát phục vụ dân, chúng tôi làm gì có thời gian, tiền bạc mà mua vé đi xem. Kể cả có tiền cũng chẳng mua vé, vì có hiểu đâu mà mua. Tụi tui chỉ khoái cải lương, hát bội, tuồng cổ thôi. Cho nên, mấy năm trước TP khánh thành cái nhà hát Trần Hữu Trang, tui thích lắm. Ai dè thấy đóng cửa hoài. Hỏi tụi nhỏ mới biết, nhà hát xây không đúng kiểu nên không hát được. Mà nghe nói xây hết cả trăm mấy chục tỷ đồng. Tui sợ cái nhà hát giao hưởng xây xong lại như nhà hát Trần hữu Trang này thì…”, bà Tâm ngập ngừng.

Theo tìm hiểu của PV, nhà hát Trần Hữu Trang có diện tích sân khấu mới không phù hợp với quy chuẩn dựng vở cải lương nên không thể đưa vào sử dụng, sân khấu cũ có chiều dài khoảng 12m thì sân khấu mới chỉ dài 10m, nếu trừ hai bên cánh gà chỉ còn khoảng 8m. Sân khấu chật hẹp gây khó khăn cho việc dàn dựng, thiết kế cảnh trí, bố trí ánh sáng, nhất là những vở diễn đòi hỏi những đại cảnh đông người. Tuy nhiên, giờ đây nhà hát không thể điều chỉnh sân khấu vì mọi thứ đã hoàn thiện!

“Tôi không hiểu họ thiết kế kiểu gì. Sàn diễn thì nhỏ, trần thấp không thể dựng vở, không có kho chứa đồ, dàn đèn thì bố trí sai kỹ thuật, không có khu ngồi cho dàn nhạc, phòng hoá trang xa sân khấu và không có phòng thay đồ cho diễn viên...Sau bao nhiêu năm chờ đợi thì đến giờ anh em nghệ sĩ vẫn chưa có một sân khấu đúng nghĩa để biểu diễn cải lương”, nghệ sĩ cải lương T.L bức xúc nói.
 

Liệu có vội vàng?

Nói về tính khả thi của công trình Nhà hát nghìn tỷ, ông Trần Ngọc Hồng, nguyên giảng viên Khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học KHXHNV TPHCM băn khoăn: “Nếu nói về quy mô, thì Nhà hát 1.700 chỗ ngồi mà số tiền đầu tư chỉ 1.500 tỷ thì quá ít, khó mà gọi “tầm quốc tế” được. Trong thời gian 4 năm thi công, khó mà xong nổi. Trong lịch sử các nhà hát nổi tiếng thế giới, hầu hết đều đội vốn, thời gian thực hiện có khi lên đến hơn chục năm. Đơn cử như nhà hát Opera Sydney (Australia) là một trong những nhà hát hàng đầu thế giới, được khởi công năm 1959 và hoàn thành năm 1973, muộn hơn dự tính 10 năm. Dự tính vốn ban đầu là 7 triệu USD, nhưng cuối cùng hết đến 102 triệu USD, đội lên 1.357%.

18-00-53_nh_2
Chị Hồ Thị Nửa, 52 tuổi, bán hàng ăn lề đường: “Nghe nói TP dành hàng ngàn tỷ đồng chống ngập, xây bệnh viện, nhưng đường vẫn ngập, bệnh viện vẫn quá tải”

Ở châu Á, các nhà hát hàng trăm triệu USD cũng được đầu tư. Singapore có nhà hát trên vịnh Esplanade, được khởi công từ năm 1996 và hoàn thành năm 2001, tổng chi phí 434 triệu USD (khoảng 10.000 tỷ đồng). Công trình rộng 60.000 mét vuông, có hình dáng vỏ trái sầu riêng. Đây là cụm phức hợp gồm sáu địa điểm biểu diễn, trong đó rạp hát có sức chứa lớn nhất - 2.000 ghế. Từ năm 2017 tới nay, nơi đây tổ chức 3.555 sự kiện, thu hút hơn 1,9 triệu khán giả. Mục tiêu của nhà hát là đưa văn hóa, nghệ thuật của Singapore ra thế giới.

Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc có vốn đầu tư hơn 3,07 tỷ nhân dân tệ (khoảng 445 triệu USD). Mỗi ngày, nơi đây vận hành 11 trạm biến điện, 300 phòng điều khiển, 90 thang máy. Mỗi năm, nhà hát được quỹ tài chính trung ương và thành phố Bắc Kinh cấp hơn 100 triệu nhân dân tệ (14,4 triệu USD). Tòa nhà có vẻ ngoài giống một nửa hình elip, với tổng diện tích hơn 160 nghìn mét vuông, gồm nhiều hạng mục. Nhà hát kịch dùng để biểu diễn ca kịch, kịch múa, ballet với 2.416 ghế. Phòng âm nhạc để biểu diễn nhạc giao hưởng, nhạc dân tộc với 2.017 chỗ ngồi. Khu biểu diễn hý kịch có 1.040 ghế. Công trình nằm giữa mặt nước nhân tạo. Khán giả đi qua con đường dài 80 m dưới bể nước để đi vào đại sảnh.

Nhà hát quốc gia Đài Trung (The National Taichung Theater) được xây dựng trên khu đất rộng 57.685 mét vuông, do kiến trúc sư Nhật Bản - Toyo Ito - kết hợp Cecil Balmond thực hiện. Công trình khởi công năm 2009, hoàn thành năm 2014. Kinh phí xây dựng dự cũng đội vốn gần gấp 2, hết 128 triệu USD (khoảng 3.000 tỷ đồng).

“Cho nên, phải tính toán thật kỹ trước khi làm, từ kinh phí đến việc thiết kế, rồi vận hành, nếu không, có thể một kịch bản “Nhà hát Trần Hữu Trang thứ 2” sẽ lặp lại. Lúc đó muốn sửa chữa sai lầm cũng rất khó. Theo nhận định cá nhân tôi, thì hiện nay chúng ta chưa có lực lượng nghệ sĩ đủ khả năng thực hiện một chương trình giao hưởng tầm cỡ. Trong khi thời điểm nay đang rất nhạy cảm, vậy sao chúng ta không cân nhắc thêm cho thật kỹ trước khi quyết định bắt tay vào làm, để vừa phù hợp tiềm năng, vừa hợp lòng người hơn?”, ông Hồng nhấn mạnh.

“Nói thiệt lòng với cậu, tôi làm từ thiện đến nay cũng mấy chục năm rồi, ban đầu chỉ nghĩ đơn giản là giúp chút chút, đâu nghĩ làm tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác vậy đâu. Tui không dứt ra được vì đi đâu cũng thấy người nghèo, người khổ, thấy họ vậy, mình ngó lơ sao đành. Số tiền xây nhà hát đó lớn lắm, lo được cho biết bao nhiêu người nghèo. Lo cho họ trước đi rồi hãy tính chuyện xây nhà hát. Chậm thêm vài năm cũng có sao”, bà Nguyễn Thị Cúc, người dân Q.3, TP.HCM.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm