| Hotline: 0983.970.780

Xương khớp nhức mỏi khi trở trời

Thứ Bảy 02/12/2017 , 13:15 (GMT+7)

Viêm xương khớp là một bệnh về khớp, thường thì ảnh hưởng tới các sụn. Trong đó vùng sụn đóng vai trò là bôi trơn bao bạo lấy các đầu xương của khớp. 

Nếu như trong quá trình vận động mà vì một nguyên nhân nào đó như chấn thương hoặc làm việc quá sức và nhiều khi còn do chính quá trình thoái hóa tự nhiên làm bào mòn đi các khớp sụn đó, làm sụn vỡ và mòn đi. Gây nên hiện tượng đau nhức sưng tấy gây ra viêm xương khớp. Đối với người bị viêm khớp thường có triệu chứng đó là đau khớp và hoạt động vận động trở nên kém đi. Và cần có biện điều trị thích hợp trước khi bệnh có thể gây ra biến chứng như vôi hóa cột sống, giảm khả năng hoạt động, và nặng hơn có thể gây ra liệt.

08-54-00_tr42
Ảnh minh họa

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Khắc Hậu: Thời tiết chuyển mùa làm cho một số bệnh xương khớp xuất hiện hoặc tái phát. Hiện tượng này gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta gây tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính liên quan đến thay đổi thời tiết, trong đó người cao tuổi chịu ảnh hưởng xấu về sức khỏe là không nhỏ.

Bởi vì, chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều, gió mùa, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là độ ẩm trong không khí tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để thích nghi với thời tiết bằng cách co các mạch máu ngoại vi, từ đó làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, xương, khớp. Các hiện tượng phản ứng lại của cơ thể ở người cao tuổi sẽ nên gây ra các biểu hiện như: đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Mặt khác các tế bào sụn khớp ở người cao tuổi tổng hợp rất ít protein và collagen. Điều này làm suy giảm độ bền cũng như khả năng tái tạo của sụn khớp.

Khi tế bào sụn già không khôi phục được một cách nhanh chóng, các vết nứt sẽ xuất hiện ở vùng đáy sụn, thương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp. Thêm vào đó, các sợi collagen type II trong sụn khớp trở nên mảnh, nhỏ hơn, lỏng lẻo và xoắn vặn gây thoái hóa chất nền sụn khớp. Khi sụn khớp bị phá vỡ, gân và dây chằng căng ra, xương chà xát với nhau gây nên những cơn đau nhức và giảm chức năng vận động. Ở trường hợp thoái hóa khớp nặng, các đầu xương lồi ra (mọc gai xương) chạm vào nhau, có khi chèn ép dây thần kinh và có thể gặp nguy cơ tàn phế suốt đời. Các triệu chứng xảy ra từng đợt nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị, về lâu dài sẽ gây đau đớn, thậm chí tàn phế ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.
 

Làm sao hạn chế viêm xương khớp vào mùa lạnh?

Hàng ngày nên vận động cơ thể, nhất là xoa bóp các khớp thắt lựng, khớp gối, cổ tay bàn tay, cổ chân. Tốt nhất là xoa bóp có dầu hoặc các thuốc kem như dầu tràm, dầu gió, thuốc Deepheat, Fendel… Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, muốn tập vận động nên theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Những ngày lạnh, mưa, ẩm ướt không nên ra khỏi nhà và không nên tắm, rửa nước lạnh. Cần giữ ấm cho cơ thể nhất là các khớp gối, cổ chân, bàn chân, bàn tay. 

Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm các việc nặng, tránh ngồi lâu một vị trí (nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ), tránh ngồi xổm (thoái hóa cột sống thắt lưng). Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý (chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như: sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm kích thích, đông lạnh).
 

Luyện tập để bớt nhức mỏi

Có 3 cách tập luyện tốt nhất cho người bị viêm khớp. Tập nhẹ (như khiêu vũ) giúp khớp hoạt động bình thường và giảm sự căng khớp, giúp duy trì và tăng sự dẻo dai. Tập mạnh (như cử tạ) làm mạnh cơ bắp, cơ có mạnh mới hỗ trợ và bảo vệ được các khớp bị viêm. Thể dục nhịp điệu (aerobic) hay tập luyện kéo dài (như đi xe đạp) giúp cải thiện tim mạch, kiểm soát trọng lượng cơ thể và cải thiện toàn bộ chức năng. Kiểm soát thể trọng là yếu tố rất quan trọng đối với người bị viêm khớp bởi sự dư cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp. Tuy nhiên, để lập chương trình tập luyện, người bệnh viêm khớp cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và khi bắt đầu nên có sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu. Hãy nhớ rằng mọi cử động dù nhỏ cũng đều có ích trong việc giữ lại vận động và cử động của khớp.

Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể sống chung với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc tập không đau. Các bài tập tuỳ theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập

Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân. Mập quá cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoá khớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránh tổn thương thêm. Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần người khác.
 

Thực phẩm có lợi cho xương khớp

Lá lốt 50g, thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 5g, lá ngải cứu, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, thêm nước nấu sôi thì cho thịt vào, nấu thành canh, cho thêm vài lát gừng và lá ngải cứu xắt nhỏ, khuấy đều là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Công dụng: Làm ấm cơ thể, giảm đau nhức. Dùng tốt cho người bị đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.

Khoai sọ 60g, xương chân hoặc xương sống lợn 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch; xương lợn chặt thành đoạn ngắn, ướp gia vị. Ninh xương nhừ, sau đó cho khoai sọ vào đun chín mềm, ăn ngày 2 lần. Công dụng: Khu phong, trừ thấp, giảm đau, dùng cho các trường hợp đau nhức tay chân, nổi ban dị ứng.

(Kiến thức gia đình số 47)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm