| Hotline: 0983.970.780

Ý kiến tâm huyết của cán bộ Ngành NN-PTNT

Thứ Hai 11/03/2013 , 12:04 (GMT+7)

Ngày 8/3, Tổng cục Lâm nghiệp và Công đoàn Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi).

Ngày 8/3, Tổng cục Lâm nghiệp và Công đoàn Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi). Tại các đơn vị, không khí hội nghị diễn ra với tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cởi mở.

Các ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, nhân viên hai cơ quan Tổng cục Lâm nghiệp và Công đoàn Bộ NN-PTNT chủ yếu tập trung vào 4 nhóm vấn đề được đề cập trong các điều 2, 4, 57, 58 và điều 70 của bản Dự thảo Hiến pháp. Các ý kiến đều đồng tình, thống nhất cao với nội dung bản Dự thảo, đồng thời góp thêm nhiều ý kiến tâm huyết nhằm xây dựng một bản Hiến pháp hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân.

Về nội dung điều 2 của bản Dự thảo Hiến pháp, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, phát biểu: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều đó muốn khẳng định chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp trị và như thế rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Chính vì thế đối với Nhà nước quyền lực cần phải được thống nhất và có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau vì lợi ích của dân tộc chứ không thể có sự phân lập được”.

Ông Tuấn cho rằng nếu tam quyền phân lập sẽ không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam cũng như dễ dẫn đến rối loạn trong xã hội. “Nét mới của điều khoản này được nhấn mạnh bằng các chữ “giám sát” và “kiểm soát” như thế thì thống nhất được giữa các quyền sẽ rất tốt”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với ông Hà Công Tuấn là giữ nguyên điều 2 trong bản Dự thảo Hiến pháp, song ông Nguyễn Hữu Dũng, Cục trưởng Cục kiểm lâm, thấy băn khoăn một điều: “Nếu viết “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” thì chưa thực sự đầy đủ”. Ông Dũng lý giải: “Chúng ta cần phát huy được sức mạnh tổng hợp đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì thế cần bổ sung thêm các lực lượng trong khối đại đoàn kết dân tộc để thấy được sự ghi nhận của Nhà nước cũng như sự đóng góp của họ đối với đất nước, chẳng hạn như lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân”.

Về nội dung điều 4 bản Dự thảo Hiến pháp được nhiều đại biểu ở hai cơ quan này tham gia đóng góp ý kiến nhất và tất cả các phát biểu đều thống nhất với việc phải giữ nội dung điều 4 vào trong bản Hiến pháp. Có một vài ý kiến đề nghị cần viết gọn lại và lược bỏ đi một số từ mà theo các đại biểu nếu để sẽ vừa dài, vừa không cần thiết. Chánh Văn phòng Cục Kiểm lâm đề nghị viết gọn lại điều 4 như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam”. Theo ông, chỉ cần viết như thế là đủ với bao hàm tất cả các lực lượng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam rồi.

Ông Cao Chí Công, Vụ trưởng Vụ Sử dụng rừng thì đề nghị lược bỏ các chữ “đồng thời”, “và xã hội” trong khoản 1 điều 4. Chữ “đồng thời” này cũng được ông Nguyễn Đình Vọng, Chủ tịch Công đoàn Tổng cục Lâm nghiệp; ông Đinh Quang Tuấn, Công đoàn Ban đổi mới DN và ông Trần Quốc Toàn, Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Bộ đề nghị lược bỏ.

Nhìn nhận ở khía cạnh khác, ông Đoàn Hoài Nam, Cục phó Cục Kiểm lâm lại cho rằng, không thể lược bỏ chữ “và xã hội”. Ông Nam lý giải: “Vì Đảng ta lãnh đạo toàn diện thì ngoài lãnh đạo Nhà nước thì còn phải lãnh đạo xã hội, định hướng xã hội phát triển”.

Còn ông Vũ Xuân Thành, Chủ tịch Công đoàn Tổng cục Thủy lợi, thì đề nghị làm rõ cơ chế giám sát của nhân dân đối với Đảng trong khoản 2 điều 4.


Tổng cục Lâm nghiệp tham gia ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Về nội dung điều 57 và điều 58 của bản Dự thảo Hiến pháp, các đại biểu phân tích khá kỹ lưỡng ở những khía cạnh có tác động trực tiếp đến lĩnh vực ngành. Ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ KHCN và Hợp tác Quốc tế - Tổng cục Lâm nghiệp, cho rằng: “Nếu không để sở hữu toàn dân” thì việc thu hồi đất phục vụ công trình cho lợi ích đất nước là rất khó khăn. Ông Hùng cũng đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về vấn đề này.

Một ý kiến được đông đảo các đại biểu đồng tình rất cao và kiến nghị ban soạn thảo Hiến pháp cần sớm xem xét để được điều chỉnh. Đó là trong điều 57 dự thảo viết: “Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”.

Theo bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Hợp tác Quốc tế - Tổng cục Lâm nghiệp thì không nên viết “nguồn lợi ở vùng biển” vì vùng biển, vùng trời nằm trong chủ quyền của Việt Nam thì dù là nguồn nào cũng là tài sản của quốc gia. Do đó bà Vân kiến nghị nên lược bỏ chữ “nguồn lợi” trong điều 57.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, cơ bản thống nhất như nội dung mà ban soạn thảo đưa ra. Tuy nhiên cần xem xét một số từ ngữ, chẳng hạn như từ “đất đai” trong khoản 1 điều 57 và khoản 1 điều 58. Ông Tuấn đặt ra câu hỏi: “Đất thì hiểu rồi, còn đai ở đây là cái gì? Vì ở khoản 2 và 3 của điều 58 lại chỉ nói đến giao đất và thu hồi đất chứ không nói gì đến đai cả. Chả lẽ đất thì giao mà đai thì giữ lại? Vì thế đề nghị ban soạn thảo cần thống nhất cụ thể để đưa ra một cụm từ cho chuẩn chính xác và điều quan trọng là dễ hiểu, ai cũng hiểu được và chỉ hiểu đúng một nghĩa. Bởi lẽ Hiến pháp là đạo luật mẹ của các bộ luật khác nên rất cần sự rạch ròi, nhất là những vấn đề đang còn nhiều ý kiến thì càng cần phải chặt chẽ và rõ nghĩa”.

Về nội dung điều 70 bản Dự thảo Hiến pháp, ông Đỗ Đức, Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp, phát biểu rằng: “Tôi từng là một người lính, tôi và đồng đội tôi hiểu rất rõ về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quân đội. Ở Việt Nam, quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ; Đảng đứng ra tổ chức thành lập lực lượng vũ trang và giáo dục rèn luyện cho quân đội trưởng thành vững mạnh. Chính vì thế, chỉ có quân đội trung với Đảng, hiếu với dân thì nhiệm vụ nào cũng sẽ hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua và kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ý kiến của ông Đức nhận được 100% các đại biểu tham dự đồng tình và đề nghị giữ nguyên điều 70 trong Dự thảo Hiến pháp.

Về một số nội dung khác trong bản Dự thảo Hiến pháp cũng được các đại biểu ở hai cơ quan Tổng cục Lâm nghiệp và Công đoàn Bộ NN- PTNT hết sức quan tâm. Chẳng hạn như điều 21 lần đầu tiên đưa vào Hiến pháp. Ông Nguyễn Quang Minh, Công đoàn Vụ Kế hoạch và nhiều đại biểu khác cho rằng nên viết thêm là: “Mọi người có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm