| Hotline: 0983.970.780

Ý nghĩa các phong tục dịp Tết Nguyên đán

Thứ Năm 12/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ngày tết cổ truyền đang gõ cửa, mời độc giả cùng điểm qua ý nghĩa của một số phong tục tập quán những ngày này.

* Xin hỏi tục hái lộc và xin hương có ý nghĩa như thế nào vào dịp Tết Nguyên đán?

Huỳnh Phước Sang, Châu Thành, Trà Vinh

Theo các cụ cao niên thì tục hái lộc và xin hương có từ xa xưa. Có truyền thuyết cho rằng, Vua Hùng nhân chuyến đi chơi xuân, hái cành lộc đem về cho con với mục đích xin lộc của trời đất, đem điều may điều lành cho con cháu mình.

Dân chúng biết chuyện này và làm theo.

Phong tục của cha ông ta là sau phút giao thừa, chọn hướng xuất hành tốt để làm một cuộc du xuân đến một đền, chùa gần nhà để làm lễ. Không phải mọi người đều đi mà mỗi gia đình chỉ cử một người cao tuổi nhất xuất hành đầu năm để đến chùa hái lộc, được cụ bà đi là tốt nhất, có thể hái lộc ở cây đa đầu làng hoặc ở cây cổ thụ già nhất trong vườn đền, chùa.

Tốt nhất là lấy lộc đa vì đa có lá nhiều: Nhiều tuổi, nhiều con, nhiều may mắn, nhiều tiền bạc… 

Sáng kiến bán mía thay cho lộc cũng hay và phù hợp với sự hiếu động vui nhộn của lớp trẻ hiện nay.

Có người không hái lộc mà sau khi đặt lễ sẽ đốt một nén hương sào hay một bó hương nhỏ, cầm hương khấn vái trước bàn thờ ở đền chùa rồi mang hương đó về cắm ở bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ thổ Công để mong Phật, Thánh phù hộ cho cả nhà.

* Một phong tục thường thấy ở người Việt đó là xông đất đầu năm. Điều này có ý nghĩa như thế nào?

Tô Hức Huy (!?)

Theo dân gian, kể từ sau đêm giao thừa, người nào đặt chân đến nhà đầu tiên gọi là xông đất (xông nhà). Người được chọn xông nhà thường là hàng xóm láng giềng, lớn tuổi, có đạo đức, thành công, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có uy tín trong cộng đồng.

Hầu như người được mời xông nhà đều không từ chối vì có niềm tin, niềm vui là mình đang làm điều tốt. Nếu không tìm được người xông nhà thì người chủ gia đình- thường là người đàn ông nắm vai trò trụ cột sẽ tự xông nhà mình.

* Tại sao lại có phong tục xin chữ và cho chữ trong dịp Tết Nguyên đán?

Dương Thị Nga, Yên Dũng, Bắc Giang

Cùng với việc khai bút, người Việt có tục xin và cho chữ vào ngày tết. Đây là nét văn hóa thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

Ngay từ xa xưa, khi ông cha chúng ta còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm chữ viết chính thống thì sự quý chữ, trân trọng chữ và kính chữ đã đạt đến đỉnh cao. Hơn thế nữa, nó còn được coi là một trong những chuẩn mực làm nên nhân cách con người.

Ông đồ nào, văn nhân nào viết chữ đẹp, danh giá sẽ được lan truyền hàng tỉnh, hàng miền và cả nước.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Phan Ngọc viết rằng: “Khi bước vào một căn nhà Việt Nam cái đập vào mắt ta là câu đối, trướng, hoành phi, nhắc chúng ta nhớ đến văn hóa tổ tiên. Tại sao cái tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam không phải là những kiến trúc nguy nga của vua chúa mà là chữ? Chữ ghi lại trong các câu đối, hoành phi, trong các gia phả, trong trí nhớ mọi người...”.

Và nhất là những ngày Tết, khắp tỉnh cùng quê ở Việt Nam, hầu hết mọi nhà, từ giới thượng lưu đến giới bình dân, đều dán hoặc treo câu đối tết. Người văn hay chữ tốt “tự biên tự diễn” cho gia đình mình, kẻ ít học có thể cậy người thân phóng bút, hoặc ra phố chợ mua chữ ở các lều sạp của mấy ông đồ.

Nội dung xin chữ đầu năm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như xin chữ: Phúc, Lộc, Thọ, An, Phát, Thịnh... Mỗi chữ hiện ra dưới tay các “ông đồ” là một bức họa.

Thú vị nữa, mỗi nét như hiển hiện tâm hồn đầy xúc cảm. Những con chữ sinh động, đầy ma lực như quấy động trên giấy và gieo vào lòng người xin chữ niềm suy tưởng vừa sâu xa vừa bát ngát lạ lùng.

Thú vị hơn nữa là bên cạnh những chữ chủ đề, lại còn lời đề từ có hàm ý cực kỳ thâm hậu và mênh mang. Chẳng hạn, tặng chữ "Thọ" cho khách, ông đồ còn viết thêm dòng chữ "Thọ tỉ Nam Sơn". Cạnh chữ "Phúc" thì thêm "Phúc sinh phú quý gia đình thịnh"; chữ "Lộc" thì "Lộc phát trường hưng"... 

 Đáng chú ý là một số thanh niên không biết chữ Hán đã nghĩ ra thư pháp chữ quốc ngữ với hình thức rất phản cảm. Có lẽ các nước dùng chữ La tinh trên thế giới chưa có nước nào dùng chữ La tinh như nước ta để viết những chữ có nội dung như Tâm, Phúc, Lộc Thọ, An , Phát, Thịnh để treo.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm