| Hotline: 0983.970.780

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng nhà máy Soda 2.300 tỷ vừa hoạt động 2 tháng đã đóng cửa

Chủ Nhật 07/01/2018 , 13:26 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh về vụ việc nhà máy soda Chu Lai (Quảng Nam) đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng nhưng mới hoạt động đã phải đóng cửa. Và báo cáo phải gửi về trước ngày 15/2.

 
Nhà máy Sada Chu Lai được đầu tư 2.300 tỷ đồng, đóng cửa sau 2 tháng hoạt động

Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu soda phục vụ cho sản xuất công nghiệp tại Việt Nam lên đến gần cả triệu tấn mỗi năm, lại phải hoàn toàn nhập khẩu, nhà máy Soda Chu Lai được xây dựng vào tháng 4/2010 với công suất đạt 200.000 tấn/năm. Nhà máy được xây dựng tạ xã Tam Hiệp (huyện Núi Thành, Quảng Nam) trên diện tích 20ha với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng). Đến tháng 6/2016 nhà máy được đưa vào hoạt động thử nghiệm với giải quyết hơn 400 lao động địa phương.

Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng hoạt động thử nghiệm, nhà máy Soda đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cả về tiếng ồn, bụi bẩn và nước thải. Hơn 240 hộ dân xã Tam Hiệp đã liên tục bao vây nhà máy phản ứng. Thuỷ sản nuôi tại các đầm hồ lân cận chết trắng…Trước tình trạng gây ô nhiễm, cuối năm 2015, Tổng cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường) vào thanh tra, kết luận hệ thống xử lý thải của nhà máy Sô đa Chu Lai không đảm bảo và xử phạt 730 triệu đồng. Sau thời gian hoạt động tiếp tục gây ô nhiễm.

Đến tháng 8/2016, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định dừng hoạt động nhà máy Soda Chu Lai cho đến nay. Hơn 2,5 năm nhà máy Soda “đắp chiếu”, thành đống sắt và nguy cơ 2.000 tỷ đồng thành nợ xấu.

Nguy cơ nhà 2.000 tỷ vay ngân hàng thành nợ xấu


Nhà máy Soda Chu Lai với tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ thì đã đi vay 2.000 tỷ, trong đó Ngân hàng NNPTNTVN - Agribank đã dốc hầu bao từ 5 chi nhánh trên toàn quốc gồm Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và Tuyên Quang để cho dự án này vay đến 1.600 tỉ đồng, và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng VN - PVcomBank cũng góp thêm 400 tỉ cho dự án này.

Cuối năm 2017, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Quảng Nam đã nộp đơn khởi kiện Công ty CP sản xuất Soda Chu Lai ra TAND tỉnh Quảng Nam để thu hồi lại nguồn vốn đã cho vay.

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm