Từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, bà con cần lưu ý vì ảnh hưởng từ bão số 10 có thể gây mưa lớn cục bộ, cùng với gió mạnh ở ven biển.
Yếu tố then chốt cho ngành thủy sản bền vững
Viện III đã triển khai thực hiện và làm chủ công nghệ sản xuất giống nhiều đối tượng thủy sản có tiềm năng phát triển phục vụ nuôi biển.
Kim Sơ | 07:20 08/11/2022
nuôi trồng thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các chuyên gia cho rằng cần có sự thống nhất phối hợp giữa các ngành, địa phương ven biển triển khai đồng bộ những giải pháp tổng thể về quy hoạch, cơ chế chính sách, khoa học công nghệ, sản xuất, thương mại…Trong đó giải pháp nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế, năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, có tiềm năng phát triển nuôi biển là rất quan trọng. Đây được xem là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong nuôi biển.
MC2: Để tìm hiểu những giống thủy sản cho nuôi biển, chúng tôi đến Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang,
thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III nằm ở xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lúc này, các nhà khoa học nơi đây đang miệt mài nghiên cứu nhằm cho ra đời nhiều đối tượng nuôi thủy sản có giá trị phục vụ nuôi biển.
Theo ghi nhận chúng tôi rất nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế đang nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại đây như cá mú nghệ, cá mú cọp, cá mú dẹt, cá chẽm, hải sâm vú, tôm mũ ni, tôm hùm…trong đó nhiều loài đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm
TS Trương Quốc Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang, cho biết, trong 5 năm gần đây, Viện III đã triển khai thực hiện và làm chủ công nghệ sản xuất giống nhiều đối tượng thủy sản có tiềm năng phát triển phục vụ nuôi biển. Đầu tiên phải kể đến là cá chẽm hay còn gọi cá vược. Đây là loài cá được đánh giá là một trong 10 loại cá biển có giá trị kinh tế cao, thịt trắng, thơm ngon. Tuy nhiên thực tế hiện nay, chất lượng con giống cá chẽm không ổn định như cá bị chậm lớn, tỷ lệ dị hình cao, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Trước thực trạng này, Viện III đã và đang thực hiện chương trình chọn giống cá chẽm, nhằm mục đích chọn tạo đàn cá có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Theo ông Thái, cho đến nay Khi những ao nuôi thủy sản phát triển, người dân thêm ấm no đã sở hữu đàn cá chẽm bố mẹ thế hệ G2 với khối lượng trung bình từ 4 - 8 kg/con và tiếp tục chọn giống đàn cá chẽm G3. Cùng với đó đang khai thác đàn cá bố mẹ cá chẽm G2 để phục vụ sản xuất giống và cung cấp cho người nuôi.
Băng ông Thái: “Bây giờ mình sản xuất giống cá chẽm để cung cấp theo chương trình giống của Bộ NN-PTNT nhằm đưa giống chất lượng tốt cho người nuôi để phát triển nghề nuôi cá chẽm. Hiện tại mình vẫn sản xuất hàng năm 3 đợt để chuyển cho khu vực các tỉnh như Hà Tĩnh, Bình Định, một ít ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa và các khu vực miền Nam như Sóc Trăng, Bến Tre cho các đơn vị nuôi lớn xuất khẩu”.
Bên cạnh cá chẽm, nhiều loài cá mú có giá trị kinh tế cũng được Viện III nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Trong đó, nổi bậc là công nghệ sản xuất giống cá mú trân châu, đây là con lai giữa cá mú nghệ với cá mú cọp nên sở hữu nhiều đặc điểm ưu Việt từ cá bố mẹ như lớn nhanh, thịt ngon và khả năng chống chịu với sự thay đổi về môi trường và dịch bệnh rất tốt. Do đó hiện người nuôi dọc các tỉnh ven biển từ Bắc đến Nam rất ưa chuộng dành phần nuôi nhiều so với các loài cá mú khác được nuôi trước đây.
Băng anh Thái 2: “Bây giờ các loài cá mú nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và khu vực miền Trung, cá mú trân châu đã chiếm 60-70%. Còn so với các loài cá khác thì cá mú trân châu đã chiếm 40%. Cá mú trân châu dễ bán và có nhiều tính ưu Việt của nó”.
Đối với cá mú đỏ hay còn gọi cá mú sao dù đang trong quá trình thực hiện đề tài, song các nhà khoa học Viện III cũng đã sản xuất giống thành công đối tượng này. Đây là một trong những đối tượng được đánh giá có tiềm năng nuôi biển xa bờ.
Ngoài các đối tượng cá biển, Viện III cũng đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống một số đối tượng khác như hải sâm cát, hải sâm vú, cua huỳnh đế, tôm mũ ni…góp phần đa dạng đối tượng phục vụ nuôi biển… Đặc biệt tôm hùm, đối tượng nuôi chủ lực khu vực Nam Trung bộ, hiện cũng đang được các nhà khoa học của Viện III nghiên cứu với kết quả rất khả quan để hướng đến sản xuất giống thành công trong tương lai gần.
Chia sẻ về chiến lược nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống phục vụ nuôi biển trong thời gian tới, PGS.TS Võ Văn Nha, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, cho biết, sẽ tập trung sản xuất các đối tượng có tiềm năng ở khu vực Nam Trung bộ, nhất là các đối tượng cá biển.
Yếu tố then chốt cho ngành thủy sản bền vững
Viện III đã triển khai thực hiện và làm chủ công nghệ sản xuất giống nhiều đối tượng thủy sản có tiềm năng phát triển phục vụ nuôi biển.
Kim Sơ
Các chương trình
Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai; ĐBSCL chưa bắt đầu vào mùa khô; Gấp rút xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch.