9 đề xuất hợp tác quốc tế để phát triển toàn diện hệ thống Thú y

9 đề xuất hợp tác quốc tế để phát triển toàn diện hệ thống Thú y. Phát triển logistic phục vụ kinh doanh nông sản cần có đề án riêng. Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022. Hơn 26.000 người tham gia Lễ hội trái cây Long Khánh. Gần 950 hộ dân tại Thanh Hóa chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Xuân Hào  | 10:45 26/06/2023

9 đề xuất hợp tác quốc tế để phát triển toàn diện hệ thống Thú y

Tự động

9 đề xuất hợp tác quốc tế để phát triển toàn diện hệ thống Thú y

  • 16.000 người làm công tác thú y tại các địa phương

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc – FAO đã tổ chức Hội nghị tư vấn hỗ trợ triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án, tổng cán bộ, người làm công tác thú y tại địa phương lên tới 16.000 người. Chiến lược và Kế hoạch quốc gia về phát triển hệ thống dịch vụ thú y là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ phúc lợi và an ninh lương thực của người dân. Về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

Quỳnh Anh

  • Phát triển logistic phục vụ kinh doanh nông sản cần có đề án riêng

Tại Hội thảo phát triển hệ thống logistics nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh nông sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2050 vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, dịch vụ logistics nông nghiệp có tính khác biệt phải gắn với các vùng sản xuất, phải đảm bảo một quá trình tích hợp từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Logistics trong nông nghiệp cần được chú trọng vào đầu tư phát triển các hạ tầng kho, bãi; vận tải lạnh, các dịch vụ đóng gói, chiếu xạ, kiểm định tại các vùng nông nghiệp trọng điểm... Để phát triển logistics một cách có hệ thống và phục vụ hiệu quả cho sản xuất kinh doanh nông sản thì cần phải có đề án riêng, có tính dài hạn và phải gắn kết vùng sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản.

Tùng Đinh

  • Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022

Cũng trong tuần qua, Bộ NN-PTNT có quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022. Cụ thể, hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022 là: diện tích rừng bao gồm rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075 ha; trong đó rừng tự nhiên có 10.134.082 ha, rừng trồng có 4.655.993 ha; diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 13.926.043 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%. Theo quyết định này, Bộ NN-PTNT giao Cục Kiểm lâm thiết lập cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng quốc gia theo quy định của Bộ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp; tổ chức quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương có diện tích rừng tự nhiên giảm trong năm 2022 tổ chức rà soát, kiểm tra làm rõ nguyên nhân và thực hiện giải pháp phục hồi; xem xét trách nhiệm (nếu có) của các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.

Phạm Hiếu

  • Hơn 26.000 người tham gia Lễ hội trái cây Long Khánh

Ban Tổ chức Lễ hội trái cây Long Khánh, tỉnh Đồng Nai thông tin, trong 9 ngày diễn ra, sự kiện đã thu hút hơn 26 nghìn lượt người dân, du khách tham gia. Toàn tỉnh Đồng Nai đang có hơn 76 nghìn ha diện tích trồng cây ăn trái, trong đó hơn 300 vùng sản xuất tập trung với nhiều loại trái cây đặc sản, như: chôm chôm, sầu riêng, xoài… Thành phố Long Khánh từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon nức tiếng vùng Đông Nam Bộ. Do đó, việc Lễ hội trái cây Long Khánh được tổ chức hằng năm không chỉ quảng bá, nâng tầm thương hiệu trái cây địa phương mà còn góp phần quảng bá du lịch Đồng Nai đến người dân, du khách trong và ngoài nước.

Minh Sáng

  • Gần 950 hộ dân tại Thanh Hóa chưa được dùng điện lưới quốc gia

Theo thống kê của Sở công thương Thanh Hóa, tại khu vực miền núi của tỉnh vẫn còn nhiều hộ gia đình sống tại 14 thôn, bản với số dân hơn 940 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Những hộ gia đình này chủ yếu sống tại vùng đặc biệt khó khăn, có địa hình hiểm trở tại các huyện Mường Lát, Thường Xuân. Việc thiếu điện khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, dự kiến trong tháng 7 năm nay, việc đóng điện lưới Quốc gia sẽ được hoàn tất tại các thôn bản này.

Quốc Toản

  • Nhiều cầu treo dân sinh cần được sửa chữa

Cũng tại Thanh Hóa, hiện nay địa phương này có 45 cầu treo dân sinh thuộc 9 huyện miền núi, trong số 40 cầu treo đang sử dụng, khai thác, có 12 cầu treo đã hư hỏng, xuống cấp, chiếm tỷ lệ 30%. Các cầu treo này phần lớn được xây dựng từ năm 2006 đến năm 2017 và không được kiểm định. Đặc thù địa bàn miền núi, bị chia cắt bởi sông suối, thời gian qua những cây cầu treo đã góp phần quan trọng thúc đẩy giao thương, phục vụ đời sống và phát triển kinh tế của người dân các huyện miền núi Thanh Hóa. Do vậy, nếu không sớm có biện pháp sửa chữa, gia cố những hạng mục hư hỏng sẽ khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông qua cầu…

Võ Dũng

  • Cà Mau sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận thiên'

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 120 của Chính phủ về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, qua gần 5 năm thực hiện, nền kinh tế nông nghiệp của Cà Mau phát triển dần theo hướng “thuận thiên”, từ đó đạt nhiều kết quả quan trọng, không chỉ trong chuyển đổi sản xuất với nhiều mô hình hiệu quả, hiện đại mà còn gia tăng chuỗi liên kết vùng, góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững trước các thách thức. Đến nay, diện tích chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản của tỉnh là hơn 1.100 ha. Tổng diện tích gieo trồng lúa gần 111.000 ha; trong đó, lúa chất lượng cao chiếm 60%.

Trọng Linh

  • Hơn 1000 ha sầu riêng Bình Phước có mã số vùng trồng

Hiện tỉnh Bình Phước có trên 5.200 ha sầu riêng, trong đó hơn 50% diện tích đang trong độ tuổi thu hoạch. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, sầu riêng Bình Phước có năng suất xuất và sản lượng cao, chất lượng tốt. Sau khi có nghị định thư, Bình Phước đã xây được 17 mã số vùng trồng và 1 mã số đóng gói với tổng diện tích trên 1000 ha. Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, tuy Bình Phước phát triển cây sầu riêng chậm hơn so với các tỉnh thành trong khu vực nhưng nhờ đúc kết kinh nghiệm canh tác, sầu riêng địa phương đã và đang khẳng định được vị thế.

Trần Trung

 

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, ngày 22/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 414 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 – 2030”. Sau 2 năm, đến nay đề án đã đạt một số thành quả quan trọng với 56 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, cả nước có hơn 16.000 người làm công tác thú y tại các địa phương. Khẳng định tác động ngoại lực với sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế là điều quan trọng để tạo đột phá và để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án ngành Thú y, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kêu gọi, đề nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ ngành Thú y Việt Nam cả về kỹ thuật, chuyên gia và kinh phí để triển khai một số nhiệm vụ.

Băng

Quỳnh Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

9 đề xuất hợp tác quốc tế để phát triển toàn diện hệ thống Thú y

9 đề xuất hợp tác quốc tế để phát triển toàn diện hệ thống Thú y. Phát triển logistic phục vụ kinh doanh nông sản cần có đề án riêng. Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022. Hơn 26.000 người tham gia Lễ hội trái cây Long Khánh. Gần 950 hộ dân tại Thanh Hóa chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng