Để phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới hiệu quả, nỗ lực đơn lẻ của từng quốc gia sẽ là không đủ, nhất là trong bối cảnh thủ đoạn của các đối tượng vận chuyển trái phép động vật hoang dã, sản phẩm cấm nhập khẩu ngày càng tinh vi, liều lĩnh.
Huy động nguồn lực quốc tế trong kiểm soát vận chuyển động vật xuyên biên giới
Tổ Chức Lương Thực Và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc - FAO dự báo nhu cầu protein động vật đến năm 2025 sẽ tăng 20%. Trong đó, nhân loại sẽ cần thêm 22% thịt, 14% sữa và khoảng 15% trứng so với năm 2020. Trong đó, nhu cầu tại châu Á tăng nhiều nhất, còn châu Âu và châu Đại Dương gần như ít biến động.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các bếp ăn trên thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật giữa các nước ngày càng được gia tăng. Bên cạnh lợi ích về đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật nếu không được kiểm soát tốt và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh nguy hiểm. vận chuyển động vật, vận chuyển động vật
Phỏng vấn
Thông tin tại Hội nghị tư vấn quốc tế hỗ trợ triển khai Đề án ngành Thú y, sáng 23/6, ông Thanawat Tiensin - Giám đốc Ban Chăn nuôi và Thú y FAO cho biết, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các bệnh động vật xuyên biên giới, gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe con người và ngành chăn nuôi, điều này đòi hỏi hệ thống thú y các cấp phải có những giải pháp quyết liệt và phối hợp toàn cầu đồng bộ hơn trong vấn đề này.
Nhận thức rõ vấn đề này, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp ngành thú y cần triển khai để phòng chống dịch bệnh động vật xuyên biên giới hiệu quả.
Phỏng vấn
Để phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới hiệu quả, nỗ lực đơn lẻ của từng quốc gia sẽ là không đủ, nhất là trong bối cảnh thủ đoạn của các đối tượng vận chuyển trái phép động vật hoang dã, sản phẩm cấm nhập khẩu ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế, nhất là các nước có chung đường biên giới cần có biện pháp phối hợp chặt chẽ và đồng bộ thông qua các mạng lưới, chương trình phối hợp chống vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép.
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong các quốc gia triển rất mạnh mẽ và có sự đóng góp lớn trong các chương trình phối hợp phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới.
Phỏng vấn
Cục Thú y cho biết, sau hơn 2 năm bắt đầu triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”, công tác thú y bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng và là tiền đề cho việc thực hiện hiệu quả mục tiêu phòng chống dịch bệnh trên động vật xuyên biên giới.
Cụ thể, Cả nước có hơn 16.000 người làm công tác thú y tại các địa phương, bao gồm: hơn 3.000 người làm tại các cơ quan thú y cấp tỉnh, hơn 4.000 người làm tại các cơ quan thú y cấp huyện và hơn 9.000 nhân viên thú y cấp xã.
Lực lượng thú y cơ sở ngày càng được nâng cao về chuyên môn và số lượng, nhờ đó, tình hình dịch bệnh trên động vật năm 2022 đã giảm mạnh so với năm 2021.
Trong đó, số ổ dịch Cúm gia cầm giảm 60%, số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy giảm hơn 78%; số động vật mắc bệnh Viêm da nổi cục giảm trên 75%; đặc biệt số ổ dịch Viêm da nổi cục đã giảm gần 95%.