Thứ sáu, 17/05/2024 | 13:08 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 17:15, 04/02/2022

Bình Dương: 28 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP

UBND tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể tham gia chương trình.

Năm 2021, tỉnh Bình Dương có 36 hồ sơ của 24 chủ thể tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP tỉnh, thuộc các lĩnh vực: Nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm đồ uống có cồn, nhóm đồ uống không cồn, nhóm sản phẩm dược liệu.

Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bình Dương có 28 sản phẩm được hội đồng đánh giá đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó 8 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP đạt 3 và 4 sao gồm: Ớt bằm, ớt bằm có tỏi, ớt sa tế, tương ớt Sriracha, dưa lưới, cam sành, bưởi da xanh, nấm đông trùng hạ thảo, cà phê rang xay nguyên chất, trà đậu đen xanh lòng sấy, trà dứa, cà phê Nhà Đỏ, tổ yến Hiếu Hằng, quýt đường, cam xoàn.

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia 'Chương trình mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) tỉnh Bình Dương thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP. Ảnh: Bình Dương.

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bình Dương thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP. Ảnh: Bình Dương.

Các chủ thể sản xuất có sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận; được sử dụng giấy chứng nhận, biểu trưng và thứ hạng sản phẩm OCOP để in/dán trên bao bì, nhãn mác, tờ rơi và các phương tiện quảng bá sản phẩm theo đúng quy định hiện hành. Kết quả chứng nhận phân hạng sao sản phẩm có giá trị trong 36 tháng, kể từ ngày ký quyết định ban hành.

UBND tỉnh Bình Dương cũng vừa ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu của Chương trình là phấn đấu đến năm 2025, đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; 100% trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận là sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Dương (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Đến năm 2030, phấn đấu số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế trên địa bàn tỉnh tăng trung bình 16-18%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tăng trung bình 8-10%/năm; số lượng đơn đăng ký giống cây trồng mới tăng trung bình 3%/năm; tối thiểu 60% sản phẩm được công nhận là sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trần Trung

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Xem Thêm