Cần hiểu đúng về sản phẩm hữu cơ

Tăng trưởng xanh để phát triển nông nghiệp bền vững; Đưa nông thôn trở thành những 'miền quê đáng sống'; Công nhận nhiều cây gỗ quý tại Đắk Nông là 'Cây di sản Việt Nam'; Cẩn trọng khi mở rộng diện tích sầu riêng.

Xuân Hào  | 07:38 03/10/2022

Cần hiểu đúng về sản phẩm hữu cơ

Tự động

sản phẩm hữu cơ hiểu thế nào cho đúng sẽ có ở phần sau của chương trình.

Thưa quý vị và bà con, cơn bão số 4 – Noru đổ bộ trong tuần qua cùng hoàn lưu sau bão đã gây những thiệt hại về người và tài sản, trong đó nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, thậm chí mất trắng, ảnh hưởng đến việc thu hoạch của bà con. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại, triển khai công tác khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống. Lần này, dưới sự chỉ đạo, điều hành kiên quyết, kịp thời, đồng bộ của Chính phủ, các cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương và sự nỗ lực, ý thức của người dân, đã giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, dù đây được đánh giá là cơn bão lớn. Từ đó, nhiều bài học đã được rút ra để chúng ta chủ động hơn trong ứng phó với các cơ bão tiếp theo có thể đổ bộ vào nước ta.

Quỳnh Anh

  • Tăng trưởng xanh để phát triển nông nghiệp bền vững

Trong tuần qua, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của Bộ NN-PTNT thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp xanh dù vẫn phải đối mặt với những thách thức như diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, giải quyết chưa triệt để lượng tồn dư trong thức ăn chăn nuôi, sử dụng quá mức phân bón vô cơ, thuốc BVTV hóa học… Từ đó, Bộ đã xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh và đặt mục tiêu để cụ thể hóa các nhiệm vụ Chính phủ giao và thực hiện quá trình chuyển đổi nông nghiệp xanh, bền vững đã đề ra.

Tùng Đinh

  • Đưa nông thôn trở thành những “miền quê đáng sống”

Cũng trong tuần qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Lễ công bố thành phố Gia Nghĩa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và đón nhận huân chương lao động hạng ba. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Nông nói chung, TP Gia Nghĩa nói riêng, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn để đưa nông thôn trở thành những “miền quê đáng sống”. Theo báo cáo của UBND TP Gia Nghĩa, sau khi hoàn thành 19/19 tiêu chí xã Nông thôn mới, diện mạo nông thôn các xã có nhiều thay đổi, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; sản xuất phát triển, thu nhập của Nhân dân được nâng cao.

Quang Linh

  • Công nhận nhiều cây gỗ quý tại Đắk Nông là “Cây di sản Việt Nam”

Lễ đón bằng công nhận “Cây di sản Việt Nam” vừa được diễn ra tại Trung đoàn 726 (trực thuộc Binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng) ở xã biên giới Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã công nhận quần thể 11 cây thông ba lá, 2 cây muồng ngủ, 1 cây gỗ giáng hương và 6 cây thông nàng là “Cây di sản Việt Nam”. Số cây cổ thụ được công nhận đều có tuổi đời trên 100 năm. Trong đó, cây gỗ giáng hương nằm trên lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ có tuổi đời gần 450 tuổi. Đây là những cây gỗ quý thuộc lâm phần được giao cho Trung đoàn 726 và Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ quản lý.

Tuấn Anh

  • Cẩn trọng khi mở rộng diện tích sầu riêng

Thời gian gần đây, khi Việt Nam ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng tươi chính ngạch sang Trung Quốc, nhiều hộ dân tại Đắk Nông đã mở rộng thêm diện tích, thậm chí phá bỏ cây trồng khác để canh tác sầu riêng. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, sản lượng sầu riêng đã cơ bản cân bằng với nhu cầu thị trường. Tỉnh cũng đã định hướng tập trung sản xuất sầu riêng theo hướng chất lượng cao thay vì mở rộng diện tích. Khi người dân tự phát mở rộng diện tích sầu riêng sẽ có nguy cơ gặp rủi ro về thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, người dân còn thiếu gắn kết với chế biến, tiêu thụ, nên dễ dẫn đến cung vượt cầu.

Quỳnh Anh

  • Ngăn chặn nạn tận diệt chim trời

Nhằm tăng cường công tác bảo tồn loài chim hoang dã, di cư, từ đầu tháng 9, Nghệ An đã đồng loạt triển khai truy quét nạn săn bắt chim trời mùa di cư. Chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, dân quân tự vệ đã thu giữ nhiều lưới trùm, que dính nhựa, máy phát tín hiệu giả tiếng chim, bộ kích điện; thả về tự nhiên gần 300 con chim bị mắc lưới, tiêu huỷ gần 500 con cò giả, phá bỏ 12 chòi canh bẫy chim. Theo đại diện Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng tổ chức truy quét liên tục, quyết liệt, nhằm tháo dỡ, thu hồi triệt để các phương tiện, dụng cụ bẫy, bắt trái phép các loài chim tự nhiên; triệt phá các tụ điểm chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã.

Công Điền

  • Mưa bão kéo dài khiến bà con trồng dừa thất thu

Thời điểm này, mưa bão kéo dài, ở các vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang, dừa tươi không có thương lái đến mua do khó thu hoạch, vận chuyển, nhiều vườn đã quá lứa không thể bán lấy nước khiến bà con thất thu. Hiện, trái dừa tươi giống Mã Lai tại Tiền Giang chỉ bán được từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/trái, giảm gần 50% so với tháng trước, đối với trái dừa khô loại 1 cũng chỉ ở mức trên dưới 20.000 đồng/chục (12 quả).

Kim Anh

  • Cây gai xanh giúp bà con biên giới thoát nghèo

Trong số những cây trồng mới được đưa vào thử nghiệm tại tỉnh Cao Bằng, gai xanh AP1 là cây trồng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân. Theo người dân nơi đây, do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu; được HTX cam kết bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc... nên cây gai xanh phát triển tốt, giá trị kinh tế cao gấp 3-4 lần so với cây ngô, sắn. Không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế, gai xanh còn có tác dụng phục hồi đất rất tốt, sau khi thu hoạch vỏ, có thể tận dụng các phần còn lại làm phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi... Do đó, gai xanh AP1 hứa hẹn sẽ là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp bà con miền biên giới Cao Bằng thoát nghèo bền vững.

Toán Nguyễn

Nhạc cắt:

Thưa quý vị và bà con, Phước Thiện được xem là xã khó khăn nhất huyện biên giới Bù Đốp tỉnh Bình Phước, với 1311 hộ, hơn 5000 nhân khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 40%. Mặc dù, là xã thuần nông và có diện tích tương đối lớn với trên 13.785,3 ha nhưng chủ yếu là đất rừng, đất cao su do nhà nước quản lý, bình quân đất sản xuất mỗi người chưa đầy 0,21 ha.

Theo ông Nguyễn Đức Huy Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thiện, xác định công tác giảm nghèo, nhất là trong vùng đồng bào thiểu số là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng đối với một xã vùa là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bên cạnh sự hỗ trợ các cấp, các ngành, để công tác giảm nghèo bền vững. UBND xã đã thành lập ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, cán bộ công chức, hội đoàn thể làm thành viên.

 Băng:

Để minh chứng lời mình nói, Phó Chủ tịch xã Nguyễn Đức Huy dẫn chúng tôi đến tiểu khu 67 thuộc ấp Mười Mẫu. Theo ông Huy, khu vực từng được xem là điểm đen về đói nghèo của địa phương bởi trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém, địa hình bị chia cắt, số hộ có nhà kiên cố và điện sinh hoạt sử dụng đếm trên đầu ngón tay, trẻ em không được đến trường, quanh năm “cái đói cái nghèo” bám lấy bà con.

Đến với tiểu khu 67 những ngày này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay ngoạn mục diện mạo nơi đây. Từ trung tâm xã Phước Thiện kết nối đến Tiểu khu 67 là con đường nhựa phẳng lỳ, cặp hai bên đường là những ngôi nhà xây khang trang còn thơm mùi sơn mới, từng đàn dê, bò nhởn nhơ gặm cỏ dưới những tán điều, cao su trồng mới, điện lưới quốc được phủ kín, trên khuôn mặt người dân hiện lên niềm an vui của cuộc sống.

Trần Trung

Đối thoại:

Thưa quý vị và bà con, Hiện nay, thị trường cho sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam ngày càng phát triển vì mức thu nhập của người dân ngày càng tăng lên. Người tiêu dùng từ chỗ lo đủ ăn đã chuyển thành ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, hiện nay phần đa người tiêu dùng Việt Nam vẫn lựa chọn sử dụng các sản phẩm theo tiêu chí: Sản phẩm bắt mắt, ngon, hợp khẩu vị. Vậy cần hiểu thế nào cho đúng về sản phẩm hữu cơ? Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã có những chia sẻ với Nông nghiệp radio về nội dung này.

Băng

Xuân Hào

Nông nghiệp hữu cơ: Trách nhiệm xã hội

Tự động

Cần hiểu đúng về sản phẩm hữu cơ

Tăng trưởng xanh để phát triển nông nghiệp bền vững; Đưa nông thôn trở thành những 'miền quê đáng sống'; Công nhận nhiều cây gỗ quý tại Đắk Nông là 'Cây di sản Việt Nam'; Cẩn trọng khi mở rộng diện tích sầu riêng.

Xuân Hào

Các chương trình

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời sự

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ
Thời sự

Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ