Thứ năm, 02/05/2024 | 10:41 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 06:43, 03/06/2022

Chuyện chuẩn hóa nhìn từ Thaifex 2022

"Lúc khởi nghiệp, mứt thốt nốt có thể đụng hàng Thái, chứ thốt nốt nước đường Thái Lan chưa nghĩ tới", anh Thái Quốc Huy, giám đốc Công ty TNHH Thảo Hương nói.
Các doanh nghiệp tham dự Thaifex Anuga 2022 tại Bangkok. Ảnh: Trần Quỳnh.

Các doanh nghiệp tham dự Thaifex Anuga 2022 tại Bangkok. Ảnh: Trần Quỳnh.

Đi một ngày đàng

Anh Thái Quốc Huy, giám đốc Công ty TNHH Thảo Hương (An Giang) vừa trở về sau chuyến Study Tour tại Hội chợ Thaifex Anuga Asia 2022.

Thực ra năm 2009, nguồn trái thốt nốt tươi khó mua nên Thảo Hương ngưng sản xuất mặt hàng trái thốt nốt nước đường và mứt thốt nốt. Anh Huy thú thiệt khi tham gia Study Tour do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập tổ chức (từ 24 đến 28/5) tại Bangkok (Thái Lan), anh Huy mang theo câu hỏi: Làm sao họ “tiêu chuẩn hóa” hoạt động sản xuất của nông dân được? Làm sao kiểm soát được quy trình, làm tốt được khâu đầu vào?

Câu trả lời, tại buổi trao đổi giữa đoàn Doanh nhân Việt Nam cùng Bộ Nông nghiệp Thái Lan, là được nghe cách Thái Lan phát triển nông nghiệp bền vững, những khó khăn trong quá trình làm tiêu chuẩn, cách phát triển sản phẩm OTOP (tương tự như OCOP của Việt Nam), GI (chỉ dẫn địa lý) và các chính sách hỗ trợ nông dân của Thái Lan có thể hiểu được cách họ chuẩn hóa sản phẩm đã tác động dòng chảy sản phẩm ra toàn cầu. Các doanh nhân Thái cho biết, bên cạnh việc áp dụng công nghệ, máy móc thì nhà sản xuất chỉ cần biết “anh làm theo cách này, tôi mua với giá đó, không đúng thì tôi không mua”. Mối quan hệ giữa người sản xuất và thương lái cũng vậy - làm theo chuẩn A thì giá A, chuẩn B thì giá B, không vô chuẩn nào thì không mua.

Từng khởi nghiệp từ trái thốt nốt (năm 2002) với số vốn 20 triệu đồng, năm 2005, tham gia hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong khu vực đặc sản An Giang, bán hàng thu về 60 triệu đồng, gấp hai lần số vốn khởi nghiệp. Vui chưa được bao lâu cũng là lúc trái thốt nốt không đủ để duy trì sản xuất. Lúc đó, nhiều du khách hành hương mua đường thốt nốt phàn nàn đường để lâu bị chảy.

Thảo Hương đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ tách mật, vừa làm đường không bị chảy vừa lấy mật làm nước màu thốt nốt. Hiện nay, đường thốt nốt dạng viên, bột và nước màu thốt nốt đã vào kệ các siêu thị, điểm bán đặc sản và chợ truyền thống. Nhưng giám đốc Thái Quốc Huy vẫn băn khoăn: "Họ làm được, liệu mình có làm được không"?

Nút thắt nguyên liệu

Mỗi gia đình người Khmer trồng ít nhất vài chục cây thốt nốt, 18 - 20 năm mới khai thác. Nguyên liệu tập trung ở Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) khoảng 100.000 cây. Lâu nay, thốt nốt được xem là cây xóa đói giảm nghèo, nhưng vẫn loay hoay với chi phí nấu đường thô (vào mùa mưa phải nấu nước thốt nốt 4 tiếng mới ra một mẻ 10kg đường thành phẩm, 10 - 12 lít mới ra 1kg đường sệt sệt). Bài toán khó nhất vẫn là làm sao mở rộng vùng nguyên liệu đầu vào, đúng chuẩn.

Anh Thái Quốc Huy, giám đốc Cty TNHH Thảo Hương (áo trắng đứng giữa) giới thiệu sản phẩm với khách hàng tại ThaiFex Anuga 2022. Ảnh: Trần Quỳnh.

Anh Thái Quốc Huy, giám đốc Cty TNHH Thảo Hương (áo trắng đứng giữa) giới thiệu sản phẩm với khách hàng tại ThaiFex Anuga 2022. Ảnh: Trần Quỳnh.

Công ty Thảo Hương đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao từ năm 2011. Tháng 4/2017, Thảo Hương là 1 trong 44 doanh nghiệp đầu tiên thuộc nhóm ngành thực phẩm đạt Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập. Để giải bài toán này, Thảo Hương phải lấy lời làm vốn đầu tư thiết bị, tăng công suất kéo lượng nguyên liệu có kiểm soát từ những nông hộ liên kết tăng lên. Với công nghệ tách mật, thiết bị sấy giữ độ ẩm trong những viên đường luôn đạt chuẩn dưới 10%, khỏi phải hút chân không vẫn giữ sản phẩm không bị chảy, thời hạn sử dụng lên đến cả năm, tránh được việc hết hàng theo mùa vụ.

Năm 2021, Thảo Hương bán ra thị trường trên 175 tấn đường thốt nốt, năm nay dự kiến trên 180 tấn. Hàng năm, mùa lễ hội ở An Giang kéo dài 4 tháng, sản phẩm của Thảo Hương được du khách tin dùng và mua làm quà tặng. Đã đến lúc Thảo Hương phải mở rộng nhà xưởng để tăng công suất.

Ông Bùi Phước Hòa, Ban dự án Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập nói rằng Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập được xây dựng dựa trên nguyên tắc phòng ngừa, loại bỏ và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an toàn của sản phẩm, tăng cường hiệu quả kiểm soát, giảm chi phí do các hoạt động sửa chữa và khắc phục sự cố. Phân tích các mối nguy chính xác sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập biện pháp phòng ngừa hiệu quả, đồng thời việc lập kế hoạch sẽ phù hợp với doanh nghiệp.

Ngọc Bích

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Xem Thêm