| Hotline: 0983.970.780

Hai từ khóa quan trọng để nông sản Việt chinh phục thị trường Nhật Bản

Thứ Tư 18/05/2022 , 09:38 (GMT+7)

'Đây là thời điểm tốt để phát triển, mở rộng thị phần…', ông Morita Tateo, Cố vấn về Nông nghiệp Tổng hợp, phát triển nông thôn và đối tác công tư (JICA) nhận định.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Morita Tateo đánh giá: Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất tại Nhật Bản. Nhờ sớm xây dựng hệ thống logistics, giá cả nông sản của nước này khá cạnh tranh trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, những diễn biến khó lường trong tình hình thế giới như đại dịch Covid-19 hay cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang cho thấy rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung duy nhất.

Trung Quốc vẫn là một nhà xuất khẩu nông sản, lương thực lớn song các quốc gia khác trong hệ thống lương thực thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính đa dạng. Bởi vậy, đây là thời điểm tốt để phát triển, mở rộng thị phần. Việt Nam đang có lợi thế về hệ thống trồng trọt rộng lớn với giá cả cạnh tranh và điều này có thể giúp tiềm năng nông sản khu vực này so sánh với Trung Quốc.

Ông Morita Tateo, cố vấn về Nông nghiệp Tổng hợp, phát triển nông thôn và đối tác công tư (JICA). Ảnh: Phạm Huy.

Ông Morita Tateo, cố vấn về Nông nghiệp Tổng hợp, phát triển nông thôn và đối tác công tư (JICA). Ảnh: Phạm Huy.

Từ góc độ này chúng ta có thể thấy rằng, hệ thống sản xuất quy mô với giá cả cạnh tranh là một hướng tiếp cận quan trọng để các nhà sản xuất nông sản Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Cơ hội nào cho nông sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, thưa ông?

Có rất nhiều cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, với khoảng nửa triệu người và con số này đang tăng lên. Nhiều người Việt Nam có xu hướng tiêu thụ thực phẩm theo thói quen và đặc tính văn hóa nên nhu cầu nông sản Việt Nam tại Nhật Bản đang rất lớn. Nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc đang phân phối các sản phẩm của quê hương cho cộng đồng người Việt tại đây.

Ban đầu chỉ người Việt Nam biết đến và tiêu thụ những mặt hàng này nhưng một thời gian sau, chúng cũng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người Nhật. Như vậy, đây cũng là một cơ hội tốt cho các nhà sản xuất thực phẩm bản địa để dần tiến vào thị trường Nhật Bản.

Những tiêu chuẩn quan trọng nào mà nông sản Việt Nam cần đáp ứng để có thể chinh phục những thị trường lớn và khó tính như Nhật Bản?

An toàn và ổn định là hai từ khóa để phát triển nông sản tại thị trường Nhật Bản. JICA đang thúc đẩy sản xuất an toàn tại Việt Nam thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật.

An toàn thực phẩm có thể là khái niệm đã quá quen thuộc rồi nhưng đây là một tiêu chuẩn rất quan trọng tại thị trường Nhật Bản.

Trước kia từng có các vụ việc về mất an toàn vệ sinh thực phẩm mà truyền thông đã đưa tin. Chẳng hạn như tái sử dụng dầu ăn thừa từ nước thải hay sử dụng quá liều thuốc hóa học bất hợp pháp trong sản xuất… Kể từ đó nhu cầu tiêu thụ giảm, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu ở Nhật Bản ngày càng giảm.

Tầm quan trọng của việc sản xuất, trồng trọt an toàn hiện vẫn chưa được các bên tham gia vào chuỗi cung ứng của Việt Nam hiểu rõ. Một khi đã mất đi sự tin tưởng thì rất khó xây dựng lại. Vì vậy, không chỉ nông dân Việt Nam mà ngay cả những cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng cũng phải nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm.

Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Một vấn đề nữa là sự ổn định. Ổn định về chất lượng, ổn định về số lượng là yếu tố quan trọng khác để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các sản phẩm không nhất thiết phải là sản phẩm chất lượng cao song kỹ thuật sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và số lượng ổn định là yêu cầu tất yếu của thị trường Nhật Bản.

Ông có khuyến nghị gì đối với các nhà chức trách và đối tác tại Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản?

Đối với các nhà chức trách, tôi cho rằng cần phải có sự rõ ràng về thông số kỹ thuật của sản phẩm. Chất lượng nông sản có thể thay đổi do nhiều yếu tố bên ngoài tác động, song thông số kỹ thuật cần phải chi tiết. Ngay cả khi nông sản có thay đổi chất lượng, thông số kỹ thuật phải được chuẩn hóa như kích cỡ và khối lượng sản phẩm.

Nếu các nhà chức trách có thể nghiên cứu và quy định thông số kỹ thuật một cách chuẩn mực, các nhà cung ứng tuân thủ nghiêm ngặt những quy định này thì độ tín nhiệm của nông sản Việt Nam chắc chắc sẽ được cải thiện tại thị trường Nhật Bản.

Đặc biệt đối với khu vực Tây Nguyên, trồng trọt cà phê đang chuyển dịch từ các giống cà phê Robusta pha sẵn sang giống cà phê Arabica đặc trưng. Nếu các nhà sản xuất cà phê muốn tăng lượng bán ra với giá cao hơn, họ cần nhận thức được tầm quan trọng của việc mô tả thông số kỹ thuật nhằm phân biệt với các mặt hàng chất lượng kém hơn và giá thành rẻ hơn.

Xin cảm ơn ông!

(thực hiện)

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất