Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Những băn khoăn từ nhà quản lý

Chuyển đổi số là chiếc chìa khóa giúp nông nghiệp Việt Nam chuyển mình. Dù vậy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

Bảo Thắng  | 07:44 22/02/2023

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Những băn khoăn từ nhà quản lý

Tự động

'Số hóa' canh tác ở vùng chuyên canh lớn sầu riêngThưa quý vị và bà con, vài năm trở lại đây, “chuyển đổi số” là khái niệm thường xuyên được nhắc đến trên báo đài, các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được Chính phủ Việt Nam quan tâm hàng đầu. Sau giai đoạn khởi động, đến nay, chuyển đổi số đã bắt đầu len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, mọi lĩnh vực của kinh tế - xã hội. Riêng đối với nông nghiệp, Chuyển đổi số đã và đang là chiếc chìa khóa giúp nông nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu. Dù vậy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

Minh chứng rõ nhất là trong năm 2022, các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT mới hoàn thành 53 trong tổng số 77 nhiệm vụ liên quan chuyển đổi số, đạt tỷ lệ khoảng 70%. Bộ mới đạt chỉ tiêu 3 trong 7 bộ chỉ tiêu đặt ra. Số còn lại đạt mức cơ bản.

Ông Đặng Duy Hiển, Phó chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đại diện Ban chỉ đạo chuyển đổi số trong nông nghiệp cho biết:

Băng 1

“Một số thành viên chưa thực sự tâm huyết và còn nhiều chuyến đi công tác ở địa phương nên khi họp thì lại không tham dự để tham mưu cũng như báo cáo được.

Thứ nữa là nhiều đơn vị thuộc Bộ việc nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là các thiết bị điện tử và việc ứng dụng công nghệ thông tin còn rất nhiều hạn chế, nên gây ách tắc cho xử lý công việc, đặc biệt là một số hệ thống dịch vụ công trực tuyến, khi mà đường mạng và máy tính tốc độ chậm thì không đáp ứng được nhu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Là một trong hai đơn vị được triển khai hệ thống thông tin chuyển đổi số trong năm 2022, Cục Trồng trọt cho biết, đơn vị đã xây dựng cơ bản được cơ sở dữ liệu về các giống lưu hành, tự lưu hành, giống bảo hộ, cũng như hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, mã số vùng trồng. Trong quý cuối năm 2022, 54 địa phương đã tham gia và cấp được 375 mã số vùng trồng.

Dù vậy, Cục Trồng trọt vẫn gặp không ít khó khăn ngoài thực tiễn. Ngoài yếu tố về kỹ thuật, hạ tầng giống các ngành khác, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố con người.

Băng 2

“Làm sao là thứ nhất là phải nhận thức được chứ không thể, dám nói là từ Cục trưởng, Cục phó thì cũng chả hiểu cái gì cả.

Cái thứ hai nữa là nguồn lực. Rõ ràng cái này thì phải có con người, ít nhất phải có một con người rất là chuyên nghiệp trong cái chuyện này để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng từ các nơi để kết nối. Như bản thân chỉ tuyển IT từ bao nhiêu đời nay rồi mà trình độ thì phọt phẹt. Còn nếu tuyển bây giờ với mức lương công chức thì không ai vào. Đấy là một cái hạn chế”

Bên cạnh Cục Trồng Trọt, Cục Thủy lợi là đơn vị tích cực trong chuyển đổi số thời gian và có nhiều ứng dụng trong việc khai thác các công trình. Ông Nguyễn Tùng Phong – Cục trưởng Cục Thủy lợi chia sẻ kinh nghiệm: chuyển đổi số cần gắn với những mục tiêu đa giá trị cho nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc ngành nông nghiệp.

Băng 3

“Chúng tôi xây dựng cái kiến trúc của nền tảng cơ sở dữ liệu chứ không thể làm được tất cả. Nhưng xây dựng một kiến trúc tổng thể cơ sở dữ liệu của ngành nông nghiệp khó đến đâu thì ta lại phải làm đến đó chứ không thể có tiền để làm tất cả mọi thứ một lúc. Thế thì cái mong muốn chúng tôi đều đặt ra như vậy.

Thứ hai là đối với chuỗi giá trị của hai ngành hàng chăn nuôi và nông nghiệp là hai ngành hàng lớn để áp dụng thí điểm xem vì chúng ta nói thế thôi nhưng cũng đều như Bộ trưởng nói, Thứ trưởng nói đều đang mù mờ về câu chuyện chuyển đổi số, cứ nói là chuyển đổi số giá trị ngành hàng nhưng mà thế nào thì cũng chưa hình dung được, chứ nếu chúng ta thử làm một cái xem nó ra thế nào”.

Đóng vai trò tư vấn cho ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia gợi ý các đơn vị nên tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt như tăng mức độ hài lòng của người dân trên cổng dịch vụ công trực tuyến, tạo cơ sở và thói quen để chuyển đổi số sâu rộng về sau.

Băng 4

“Các anh hãy tìm những cái gì mà nó khó khăn nhất, cái gì mình đang kém nhất, mình làm thôi. Còn đừng nghĩ ra một cái kế hoạch rất hoành tráng rồi chúng ta xây dựng, cuối cùng là chúng ta sẽ giống như kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin”.

Thưa quý vị và bà con, bước sang năm 2023, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp được giao 7 nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số. Trong đó, có việc xây dựng Dự án “Xây dựng Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu nền tảng ngành Nông nghiệp và PTNT”, với kinh phí 300 tỉ đồng. Đây là dự án được kỳ vọng tạo ra bước chuyển mạnh mẽ về chuyển đổi số, giúp thông tin về chỉ đạo, điều hành, thị trường được thông suốt từ trung ương về địa phương.

Cam kết sẽ đồng hành cùng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhận một số đầu việc cụ thể, Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng đặc biệt lưu ý việc chia hạng mục triển khai, giúp đẩy nhanh tiến độ.

Băng 5

“Cái gì phổ biến mà thay đổi nhanh thì chúng ta thuê, cái gì mà là giá trị cốt lõi của chúng ta mà thay đổi ít thì chúng ta phải đầu tư. Ví dụ như là hạ tầng thì chúng ta nên thuê vì hạ tầng có thay đổi nhanh lắm. Có khi các đồng chí mà đầu tư hạ tầng thì đầu tư xong thì nó đã lạc hậu rồi, lúc đấy chúng ta lại phải đi giải trình về hiệu quả đầu tư.

Thế nhưng dữ liệu về nông hiệp của các đồng chí thì các đồng chí không thể thuê được nó giống như cô dâu của mình phải cất kỹ ở trong nhà, để sau này giả sử ông cung cấp phần mềm biến mất thì các đồng chí có dữ liệu là tài sản của các đồng chí”.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, dữ liệu trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất lớn và có tính đặc thù. Ngoài ra, người nông dân vẫn chưa hình thành thói quen ứng dụng công nghệ khi sản xuất.

Bộ trưởng cho rằng muốn chuyển đổi số phải có dữ liệu thực để số hóa. Điều này đòi hỏi thành viên Ban chỉ đạo, cán bộ và nhân viên toàn ngành liên tục cập nhật kiến thức và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, góp phần hình thành văn hóa chuyển đổi số.

Sau Dự án Xây dựng Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu nền tảng cho ngành, Bộ trưởng gợi mở việc kêu gọi xã hội hóa trong chuyển đổi số tới khối doanh nghiệp.

Băng 6

“Cái gì mà nó hiệu quả, cái gì có thể xã hội hóa được, cái gì chúng ta đưa ra các hiệp hội bây giờ có hiệp hội kỹ thuật số nông nghiệp số, rồi có FPT họ cũng tham gia rất nhiều. Doanh nghiệp người ta tham gia vào VNPT, Viettel, anh em đều gặp tôi là đều nói cái đó.

Cái này tôi suy nghĩ hoài có lẽ là khâu xây dựng đề án này chúng ta chỉ cần tới bộ thông tin và truyền thông thôi. Còn khi chúng ta hợp tác với công ty phần mềm để cho những phần mềm đưa ra ngoài xã hội, để cho doanh nghiệp người ta sử dụng, coi như Bộ mình đã tham gia”.

Thưa quý vị và bà con, có thể nói chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp nói riêng còn là một hành trình dài, với nhiều khó khăn và thách thức. Song, sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan sẽ là một tín hiệu lạc quan, giúp xóa bỏ tình trạng mù mờ thông tin như Bộ trưởng Lê minh hoan hằng trăn trở.

BẢO THẮNG

Tự động

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Những băn khoăn từ nhà quản lý

Chuyển đổi số là chiếc chìa khóa giúp nông nghiệp Việt Nam chuyển mình. Dù vậy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

Bảo Thắng

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng