Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 15-11, thời tiết ba miền nắng ráo thuận lợi cho bà con ra đồng sản xuất nông nghiệp.
Gỡ nút thắt cho hoạt động nghiên cứu khoa học nông nghiệp
Cần nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn còn lại để khoa học công nghệ trong nông nghiệp được ứng dụng đồng bộ, rộng rãi và hiệu quả, đưa nông nghiệp Việt Nam tiếp tục có những bước tiến quan trọng.
Bảo Thắng | 11:54 18/03/2023
Nhiều năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua thách thức, đạt nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt nhất là đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, từ một nước có một nền nông nghiệp lạc hậu vươn mình trở thành quốc gia có nền nông nghiệp hàng hóa và vị trí đáng kể trong khu vực cũng như trên thế giới. Năm 2022, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,33% - mức tăng cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Với những con số tăng trưởng ấn tượng, nông nghiệp Việt Nam đã thực sự trở thành trụ đỡ của nền kinh tế.
Thành quả ấy có được, phải kể đến việc nắm bắt xu thế, yêu cầu của thị trường khi ngành nông nghiệp những năm qua đã ứng dụng khoa học công nghệ sâu rộng, trên cả 3 trục là đa dạng sản phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, hoạt động khoa học công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Rõ ràng, dư địa và nguồn lực phát triển khoa học công nghệ cho ngành nông nghiệp còn rất nhiều, nhưng những người đang ngày đêm nghiên cứu khoa học chưa thật yên tâm công tác. Ông Phạm Văn Toản, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trăn trở.
Băng 1
“Cơ chế thu hút nguồn lực cán bộ thì trong cái kế hoạch hành động của chúng ta là chưa thấy đề cập đến. Thế thì thực sự là nguồn lực khoa học công nghệ đang bị chuyển ra bên ngoài rất nhiều”
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều nông sản Việt đã có mặt tại các thị trường khó tính, đời sống những người làm nông nghiệp được đảm bảo, bộ mặt nông thôn cơ bản được thay đổi, đồng thời cơ cấu ngành cũng được chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất. Song, nói về những trăn trở của người làm công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, ông Phí Hồng Hải, Phó Giám đốc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam bổ sung thêm:
Băng 2
“Hợp tác giữa các viện với nhau thực ra cũng rất khó khăn. Viện Lâm nghiệp thì ví dụ là cái công nghệ sinh học thì vẫn cứ phải sang bên Viện di truyền, sang bên Viện Chăn nuôi cố gắng làm sao mà phải sử dụng máy, mượn máy nhưng mà mượn máy ở đây thì chỉ gọi là trên danh nghĩa. Nhưng mà nếu có một cái gì đấy đưa ra vào đây là ví dụ, chẳng hạn như có hẳn một cái nguồn ngân sách là cho thuê máy chẳng hạn thì cái đấy thì nó sẽ thuận lợi hơn”.
Từ phía cá nhân là vậy, còn với một tập thể, là một đơn vị chuyên nghiên cứu về dây chuyền chế biến, ông Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết, rào cản thường nằm ở chính các loại máy móc, cơ sở vật chất trang thiết bị cho quá trình nghiên cứu.
Băng 3
“Việc xử lý tài sản trở thành một cái rào cản của các kết quả nghiên cứu. Những giai đoạn thậm chí có thể coi là có tính khoa học cao, nhưng các nhà khoa học đề xuất dự án lại gặp trở ngại về vấn đề xử lý tài sản. Đấy là cái nói chung nhưng mà riêng đặc thù của cái lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, thì cái sản phẩm đằng sau ấy thì lại toàn là dây chuyền thiết bị rất là hữu hình, mà giá trị của nó thì lại rất lớn so với cái nhiệm vụ khoa học công nghệ”.
Khó khăn của hoạt động nghiên cứu khoa học thậm chí bao trùm cả những đơn vị tự chủ. Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thời gian qua đã đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ. Điều này giúp viện đạt doanh thu hàng năm khoảng 60-70 tỷ đồng, đồng thời tạo nguồn chi cho hoạt động thường xuyên lên tới trên 10 tỷ đồng/năm.
Dù vậy Viện trưởng Mai Văn Hào thừa nhận, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất thực nghiệp còn thiếu, chưa đồng bộ và ngang tầm với yêu cầu mở rộng, phát triển của Viện.
Băng 4
“các văn bản các chỉ đạo hướng dẫn của nhà nước chủ yếu tập trung vào vấn đề tài chính còn vấn đề tự chủ, về các việc khác thì chưa được chỉ đạo thực hiện thống nhất. Ví dụ như là tự tự chủ về tổ chức tự chủ, về các cái hoạt động khác, kể cả về vấn đề là tự chủ về các hoạt động. Ví dụ như là chính sách sử dụng tài sản công chẳng hạn cái đơn vị tự chủ nó phải khác cái đơn vị không tự chủ sử dụng ngân sách nhà nước.
Hiện nay khoa học công nghệ đang tiếp tục đổi mới như là phát triển tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ. Thế thì định mức về các vấn đề này trong quá trình xây dựng các cái đề tài, các cái dự án thì chúng ta nên có một lộ trình xây dựng lại và tiếp tục phát triển. Hiện nay các đơn vị đưa ra các ý tưởng, mỗi đơn vị mỗi nơi mỗi khác thì các cái mô hình ứng dụng công nghệ cao thì chi phí nó sẽ khác nhau rất nhiều”
Trước những khó khăn chung của hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vụ khoa học công nghệ và môi trường đang chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chiến lược được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để tháo gỡ những điểm nghẽn hiện nay trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp khoa học công nghệ vận hành theo cơ chế thị trường.
Vụ trưởng Nguyễn Thị Thanh Thủy nêu một số điểm nhấn trong cách thực hiện chiến lược sắp tới, đó là: tư duy vĩ mô – hành động nhỏ - hiệu quả đo đếm được – huy động mọi nguồn lực – thích ứng phù hợp. Ngoài ra, chiến lược còn tập trung xây dựng một số đề án thí điểm cơ chế hợp tác công tư trong nghiên cứu phát triển khoa học, ở đó sẽ đề cao và phát huy tối đa vai trò người đứng đầu.
Băng 5
“Chúng ta đi hội nghị, hội thảo chúng ta phát biểu rất nhiều ý kiến vướng cái A, cái B, cái C. Nhưng đến khi gửi văn bản đi lấy ý kiến hầu như cơ bản đồng ý hoặc không đưa ra những ý kiến. Thực ra chúng ta không chỉ ra được chúng ta cần đổi mới cái gì với từ thực tiễn của chúng ta và cái báo cáo về vấn đề phân tích chính sách và đề xuất sửa đổi chính sách của chúng ta hiện nay là đang bị yếu”.
Ngoài đề xuất các vấn đề liên quan tới chính sách, Vụ trưởng Nguyễn Thị Thanh Thủy kêu gọi các Viện nghiên cứu thiết lập cơ chế liên thông giữa các phòng thí nghiệm, nhất là các phòng thí nghiệm trọng điểm. Bà cho rằng hiện nay cơ sở vật chất, quỹ đất của các đơn vị rất lớn nhưng làm thế nào để sử dụng hiệu quả lại là bài toán chưa có lời giải.
Một trong những giải pháp được đề ra là các nhà khoa học nên đa dạng hóa nguồn ra đề tài, trong đó tập trung khai thác kinh phí từ những chương trình mục tiêu quốc gia, những chương trình hợp tác công tư hoặc nguồn ngân sách địa phương.
Băng 6
“Hiện nay nguồn tài chính tôi nghĩ là không thiếu nhưng ở các đầu mối khác nhau. Ở Bộ rất một phần rất nhỏ nhưng các chương trình quốc gia, các nguồn từ địa phương, các nguồn từ doanh nghiệp nhưng cái phần khác bên ngoài Bộ của chúng ta rất yếu, khối lượng cán bộ nghiên cứu rất đông nhưng mà lại tư duy là bộ phải cấp tiền,Bộ phải nuôi, Bộ phải duy trì.
Tôi nghĩ là cái này cũng phải thay đổi. Chúng ta là nhà khoa học, Bộ trưởng vẫn nói chúng ta phải tư duy ngay, kể cả khoa học cũng là thị trường, chúng ta có cái gì đi mời doanh nghiệp đi mời Địa phương và địa phương đặt hàng lại cho chúng ta”
Cho rằng khoa học công nghệ, Đưa Việt Nam có trình độ công nghệ sinh học ngang các nước tiên tiến đã, đang và sẽ là quốc sách hàng đầu, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, trong 10 năm tái cơ cấu vừa qua, khoa học công nghệ đã thể hiện rõ vai trò ở tất cả các chỉ tiêu tăng trưởng, cũng như mọi lĩnh vực của ngành nông nghiệp.
Coi khoa học công nghệ là sự thể hiện cho sự lớn mạnh của của quốc gia, của toàn ngành, Thứ trưởng định hướng một số nội dung cho công tác nghiên cứu thời gian tới.
Băng 7
“Phải biết là tiền khoa học công nghệ, nó ở khu vực nào là vụ các ngành kinh tế kỹ thuật hay là nông thôn, miền núi là khuyến nông hay là địa phương hay là trọng điểm cấp bộ hay là công nghệ sinh học. Bây giờ Viện trưởng cũng phải như Tổng giám đốc, ông tự chủ là phải tiếp thị, ông phải chuyển giao công nghệ ra thị trường, chỗ diễn ra mua bán như chợ Đồng Xuân.
Khi mà làm phải phối hợp với doanh nghiệp. Bây giờ doanh nghiệp lớn lắm, mạnh tiềm lực, đổi mới công nghệ, thế cái phối hợp giữa hai bên, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ cao để ra sản phẩm.
Giờ các anh, các chị biết cái thực trạng rồi, nguồn ở các nơi như thế, kinh phí thế, đội ngũ thế, trang thiết bị y tế, cơ chế trách thế đặt đầu bài. Mà đã đặt đầu bài là phải biết sản phẩm ra cái gì, mà sản phẩm ra cái gì thì phải hóa ở đâu chứ không phải nghiệm thu xong là cất ngăn kéo”.
Thưa quý vị và bà con!
Nền nông nghiệp nước ta đang chuyển từ nâu sang xanh. Người làm nông nghiệp hiện không chỉ tập trung vào tăng năng suất, sản lượng, mà còn phải đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như thích ứng với các vấn đề giảm phát thải các bon, biến đổi khí hậu… Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong quá trình ấy. Do đó, chúng ta cần nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn còn lại để khoa học công nghệ trong nông nghiệp được ứng dụng đồng bộ, rộng rãi và hiệu quả, đưa nông nghiệp Việt Nam tiếp tục có những bước tiến quan trọng.
Gỡ nút thắt cho hoạt động nghiên cứu khoa học nông nghiệp
Cần nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn còn lại để khoa học công nghệ trong nông nghiệp được ứng dụng đồng bộ, rộng rãi và hiệu quả, đưa nông nghiệp Việt Nam tiếp tục có những bước tiến quan trọng.
Bảo Thắng
Các chương trình
Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi; Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp; Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn.