Nơi 'biển tiến, dân lùi'

Với ba mặt giáp biển cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, sạt lở tại Cà Mau ngày càng gia tăng và có mức độ khốc liệt hơn. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai với 6 vị trí sạt lở bờ biển Đông đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn với chiều dài gần 29km, nhu cầu vốn đầu tư khẩn cấp trên 2.000 tỷ đồng.

Trọng Linh  | 

Nơi 'biển tiến, dân lùi'

Tự động

MC: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, với ba mặt giáp biển cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu ở vùngĐBSCLcũng như trong cả nước. Đặc biệt, những năm gần đây, tình hình sạt lở tại địa phương này ngày càng gia tăng với mức độ khốc liệt hơn, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của hàng chục nghìn hộ dân sống ven biển. Mới đây nhất, UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai với 6 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn với chiều dài gần 29km, nhu cầu vốn đầu tư khẩn cấp trên 2.000 tỷ đồng.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, sở hữu 254km bờ biển vốn là điều kiện thuận lợi cho Cà Mau phát triển nhiều loại hình kinh tế. Song hơn chục năm qua, dưới tác động của Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm cho bờ sông, bờ biển của Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Tổng chiều dài đoạn bờ biển bị sạt lở khoảng 187km. Tổng chiều dài đoạn bờ sông bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở khoảng 425km. Và trong 6 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm vừa được UBND tỉnh Cà Mau công bố, có tới 4 điểm nằm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, chiều dài hơn 20km, nhu cầu cần vốn trên 1.600 tỷ đồng.

Tiếng sóng

Trong khuôn mặt thất thần, mất ngủ nhiều ngày qua Chị Nguyễn Thị Yến, ở ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển đang lo sợ vì sóng biển sắp đánh vào tới nhà, một phần lo buồn vì mấy bờ vuông tôm hơn 4ha đã theo sóng biển trôi gần hết.

Băng 1, bà Yến

Lúc trước bờ vuông em xa tận ngoài đó, giờ sóng đánh bể banh hết rồi, năm nay không còn canh tác được nữa, giờ sóng đánh gần tới nhà luôn rồi, dỡ bờ hết rồi gia đình thật sự không còn khả năng canh tác nữa. Giờ nhờ nhà nước xây kè chắn sóng mới có thể bán trụ lại đây”.

MC 2:

Sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản hơn 10 mấy năm, kể từ khi lập gia đình chị Yến từ Năm Căn theo Chồng chuyển về xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển sinh sống, chưa bao giờ chị thấy cuộc sống của gia đình mình mong manh trước sóng biển đến vậy.

Băng bà Yến 2 + 3

“Tôm cua giờ không còn thả nuôi được nữa, em làm năm nay là 10 mấy năm nay rồi giờ không còn canh tác được nữa”. “Sợ lắm, nhiều lúc sợ lắm, sóng biển đánh vào lẹ lắm, mấy năm trước từ đây lại đó là 3 cái đập, một năm bị sóng đánh bể 1 cái đập, mỗi cái đắp là 7 triệu, 4 triệu là ít nhất”.

MC 2:

Nói về nguyên nhân khiến tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng khốc liệt, anh Nguyễn Việt Khái, Trưởng ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ, trước đây, khi còn rừng phòng hộ, người dân phía trong yên tâm bám trụ sản xuất rừng - tôm, ổn định cuộc sống. Những năm gần đây, bờ biển sạt lở rất nhanh, đai rừng phòng hộ biến mất, sóng biển tiến vào tàn phá vuông tôm nên nhiều người phải bỏ xứ ra đi. Hiện chỉ còn khoảng 15 hộ theo tuyến biển bám trụ, nhưng sản xuất cũng chỉ cầm chừng và luôn trong tâm trạng âu lo trên phần diện tích ngày một teo tóp vì sóng biển.  Không còn rừng phòng hộ, sóng biển tiếp tục bào mòn và phá huỷ đất rừng sản xuất. Những đầm tôm, nhà cửa của người dân vùng rừng ngập bên bờ biển Ðông giờ đối mặt với biển, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trước thiên tai, nhiều người đã tính đến việc phải rời đi khi mùa mưa bão đang về.

Băng anh Khái:

 “Sạt lở đánh tới bờ vuông chúng tôi không còn đất canh tác, bao nhiều vốn luyến, tài sản mất trắng, chúng tôi mong muốn cáp cấp, chính quyền địa phương sớm khắc phục sạt lở, nếu không thì di dời tái định cư cho người dân ổn định cuộc sống. Mong muốn lớn nhất của người dân ở đây là được xây dựng bờ kè chấn sống, để bà con giữ đất, giữ rừng ổn định cuộc sống”.

MC 2:

Hiên nay, diễn biến sạt lở đối với 6 vị trí vừa nêu đang rất phức tạp, gia tăng về cường độ. Với tốc độ sạt lở như đang diễn ra, nếu không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ đe dọa đến các khu dân cư tập trung tại xã Đất Mũi, xã Tân Thuận. Các trường học, trụ sở cơ quan Nhà nước, hệ thống công trình lưới điện, diện tích đất sản xuất của người dân. Đặc biệt là công trình hạ tầng quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

Theo ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, để chủ động ứng phó nhanh với tình huống sạt lở nguy cấp này, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau được giao phối hợp chính quyền các địa phương trong vùng sạt lở như Ngọc Hiển, Năm Căn và Đầm Dơi khoanh vùng khu vực sạt lở đặt biệt nguy hiểm, thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng theo dõi diễn biến sạt lở, nghiêm cấm mọi tác động vào các khu vực này. Đồng thời, có trách nhiệm huy động các nguồn lực (vật tư, trang thiết bị, phương tiện...) và triển khai các biện pháp cần thiết khác để ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Băng ông Nam:

“Hiện nay tình trạng sạt lở nặng nề nhất là bờ biển Đông, trước mắt là trình chính phủ hỗ trợ từ 900 - 1.000 tỷ đồng, hiện nay dự kiến từ nguồn tăng thu của ngân sách Trung ương dự kiến bố trí cho Cà Mau 500 tỷ đồng, còn lại hơn 470 tỷ tỉnh Cà Mau tiếp tục xin hỗ trợ từ trung ương cho các đoạn đặc biệt nguy hiểm. Còn lại các đoạn sạt lở nguy hiểm chúng tôi đưa vào các kế hoạch thực hiện đề án phòng chống sạt lở của Chính phủ để có kế hoạch cho những giai đoạn sắp tới 2026 – 2030 để hoàn thiện tuyến sạt lở bờ biển Đông”.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, mỗi khi thiên tai xảy ra, những hộ dân vùng sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau lại phải lo lắng di dời nhà cửa. Song, đời sống của bà con còn nhiều thiếu thốn mà khả năng của địa phương về việc xây dựng nơi tái định cư cũng còn khó khăn, chưa nói gì đến sản xuất, sinh kế…  Trước mắt, tỉnh Cà Mau, đã và đang tổ chức khảo sát, lựa chọn giải pháp và lập thủ tục đầu tư các dự án phòng, chống sạt lở theo tình huống khẩn cấp, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định. Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau cũng đang vận động người dân tự làm kè tại những nơi phù hợp để giảm thiểu thiệt hại. Về lâu dài, các nghiên cứu, dự án chống sạt lở tại Cà Mau cũng đang nhận được sự quan tâm lớn, mong rằng những hộ dân sinh sống ven biển nơi đây sẽ sớm có một nơi tái định cư an toàn.

MC 2: Bây giờ mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai.

MC 1: Thưa quý vị và bà con

Một trận lũ quét vừa xảy ra tại xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tàn phá gần như toàn bộ trại cá nước lạnh ở địa phương này. Hơn 60 trại với trên 600 bể cá tầm, cá hồi chịu ảnh hưởng, ước thiệt hại khoảng 250 tỷ đồng. Tổn thất nặng nề này đặt ra bài toán cần tìm hướng đi trong nuôi cá nước lạnh bền vững ở Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhận định, thời gian qua địa phương đã khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, đồng thời quản lý chặt chẽ theo quy hoạch. Tuy nhiên, sau trận lũ quét lịch sử này tiếp tục có những bài toán cần giải để thích ứng với biến đổi khí hậu và các dạng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày một thường xuyên hơn.

MC 2

Theo ông Trần Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, trong tổng số 348 hồ chứa nước đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 130 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp chưa có kinh phí nâng cấp, sửa chữa, trong đó 47 hồ xung yếu nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2023. Điển hình là các hồ Cha Chạm, thân đập mỏng yếu, bị sạt lở mái thượng lưu đập, hồ Đập Trạng bị thấm mạnh chảy thành dòng, gây sình lầy trên mái hạ lưu đập, hồ Mục Bài đập cao, dưới chân đập là dòng sông, việc sạt trượt ngày càng ăn sâu vào chân đập, hồ Đá Bạc đập đất bị thấp mạnh, nều địa chất rất yếu…

MC 1:

Theo dự báo, trong năm nay, bắt đầu từ tháng 10 trên địa bàn Bình Định sẽ xảy ra nhiều đợt mưa, dự kiến có 1 - 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền. Ngoài ra, Bình Định còn phải chịu ảnh hưởng các loại hình thiên tai khác như lũ quét, lũ ống, sạt lở, diễn biến sẽ phức tạp hơn những năm trước do sự bất thường của thời tiết. Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, Ủy viên Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định, đến nay, tỉnh đã hoàn thành kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ, phương án phòng chống thiên tai năm 2023. Ngành chức năng Bình Định cũng đã tổ chức kiểm tra mức độ an toàn, khả năng tích nước của các hồ chứa trên địa bàn để đảm bảo an toàn hồ đập.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nơi 'biển tiến, dân lùi'

Với ba mặt giáp biển cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, sạt lở tại Cà Mau ngày càng gia tăng và có mức độ khốc liệt hơn. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai với 6 vị trí sạt lở bờ biển Đông đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn với chiều dài gần 29km, nhu cầu vốn đầu tư khẩn cấp trên 2.000 tỷ đồng.

Trọng Linh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 15/5/2024: Cao điểm mùa rùa về đẻ trứng tại Côn Đảo
Thời sự

Cao điểm mùa rùa về đẻ trứng tại Côn Đảo; Xuất khẩu cá tra sang Brazil tăng mạnh về lượng; Cá tự nhiên chết nổi dọc sông Đáy.

Bản tin Thủy sản ngày 15/5/2024: Cao điểm mùa rùa về đẻ trứng tại Côn Đảo
Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/5/2024: Sâu đo bùng phát hại rừng keo ở Nghệ An
Thời sự

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An; Xử lý tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp; Tây Ninh giảm cấp báo cháy rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/5/2024: Sâu đo bùng phát hại rừng keo ở Nghệ An