| Hotline: 0983.970.780

Sạt lở bờ biển Đông ngày càng phức tạp

Chủ Nhật 17/09/2023 , 17:10 (GMT+7)

Cà Mau vừa ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển Đông trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Cà Mau vừa công cố tình trạng khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau vừa công cố tình trạng khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Với chiều dài bờ biển 254km, hơn 10 năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Tổng chiều dài bờ biển bị sạt lở khoảng 187/254km. Tổng chiều dài đoạn bờ sông bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở khoảng 425km.

Sạt lở trong thời gian dài đã làm cho nhiều đoạn đai rừng phòng hộ ngày càng mỏng dần, một số vị trí sạt lở đã khoét sâu vào phía trong đất liền. Đặc biệt, trong mùa mưa bão, nước biển dâng cộng với sóng to, gió lớn đã phát sinh diễn biến sạt lở phức tạp. 

Theo ông Bùi Quốc Nam, Phó Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều tỉnh Cà Mau: Trong khoảng 10 năm qua, mức độ sạt lở biển Đông ngày càng phức tạp hơn biển Tây. Hiện nay có 4 vị trí đặc biệt nguy hiểm, trong đó có đoạn kênh 5 Ô Rô về tới Khai Long sạt lở đánh gần tới đường Hồ Chí Minh. Thời gian tới, nếu không có giải pháp kịp thời thì sạt lở có thể rất nguy hiểm đối với cơ sở hạ tầng như đường, điện và các con đập ngăn triều cường.  

Anh Nguyễn Việt Khái chia sẻ về tình hình sạt lở tại địa phương. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Nguyễn Việt Khái chia sẻ về tình hình sạt lở tại địa phương. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, diễn biến sạt lở đang rất phức tạp, gia tăng về cường độ. Với tốc độ sạt lở như đang diễn ra, nếu không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ đe dọa đến các khu dân cư tập trung tại xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi) cũng như các trường học, trụ sở cơ quan nhà nước, hệ thống công trình lưới điện, diện tích đất sản xuất của người dân, đặc biệt là công trình hạ tầng quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

Anh Nguyễn Việt Khái, Trưởng ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển) cho biết: Trước đây, khi còn rừng phòng hộ, người dân phía trong yên tâm bám trụ sản xuất rừng - tôm, ổn định cuộc sống. Những năm gần đây, bờ biển sạt lở rất nhanh, đai rừng phòng hộ biến mất, sóng biển tiến vào tàn phá vuông tôm nên nhiều người phải bỏ xứ ra đi.

Anh Khái lo lắng: "Sạt lở đánh tới bờ vuông nên chúng tôi không còn đất canh tác, bao nhiêu vốn liếng, tài sản mất trắng. Chúng tôi mong chính quyền địa phương sớm khắc phục sạt lở, nếu không thì di dời tái định cư cho người dân ổn định cuộc sống. Mong muốn lớn nhất của người dân ở đây là được xây dựng bờ kè chắn sóng để bà con giữ đất giữ rừng, ổn định cuộc sống".

Nhiều diện tích rừng phòng hộ có nguy cơ mất trắng trước tình trạng sạt lở hiện nay. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiều diện tích rừng phòng hộ có nguy cơ mất trắng trước tình trạng sạt lở hiện nay. Ảnh: Trọng Linh.

Không còn rừng phòng hộ, sóng biển tiếp tục bào mòn và phá huỷ đất rừng sản xuất. Những đầm tôm, nhà cửa của người dân vùng bờ biển Ðông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trước thiên tai, nhiều người đã tính đến việc phải rời đi khi mùa mưa bão đang về.

Theo ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau: Để chủ động ứng phó nhanh với tình huống sạt lở nguy cấp, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau được giao phối hợp với chính quyền các địa phương trong vùng sạt lở như Ngọc Hiển, Năm Căn và Đầm Dơi khoanh vùng khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng theo dõi diễn biến sạt lở, nghiêm cấm mọi tác động vào các khu vực này. Đồng thời, có trách nhiệm huy động các nguồn lực (vật tư, trang thiết bị, phương tiện...) triển khai các biện pháp cần thiết để ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Trước tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm ở bờ biển Đông, trước mắt tỉnh Cà Mau trình Chính phủ hỗ trợ từ 900 - 1.000 tỷ đồng để khắc phục. Ảnh: Trọng Linh.

Trước tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm ở bờ biển Đông, trước mắt tỉnh Cà Mau trình Chính phủ hỗ trợ từ 900 - 1.000 tỷ đồng để khắc phục. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Tô Quốc Nam cho biết thêm, hiện nay tình trạng sạt lở nặng nề nhất là bờ biển Đông. Trước mắt, Cà Mau sẽ trình Chính phủ hỗ trợ từ 900 - 1.000 tỷ đồng để khắc phục các đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Các đoạn sạt lở nguy hiểm sẽ được Cà Mau đưa vào các kế hoạch thực hiện đề án phòng chống sạt lở của Chính phủ cho giai đoạn 2026 – 2030 để hoàn thiện tuyến sạt lở bờ biển Đông.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau tiếp tục tổ chức khảo sát, lựa chọn giải pháp và lập thủ tục đầu tư các dự án phòng, chống sạt lở theo tình huống khẩn cấp trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định, tổ chức triển khai thực hiện công trình theo tình huống khẩn cấp.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.