Nông nghiệp hữu cơ giữ bền đất U Minh

Người dân trên địa bàn huyện U Minh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị hàng hóa và tạo thương hiệu trên thị trường tiêu thụ trong nước, cũng như xuất khẩu.

Xuân Hào  | 

Nông nghiệp hữu cơ giữ bền đất U Minh

Tự động

Nông nghiệp hữu cơ: Trách nhiệm xã hộinông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.

Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện U Minh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa và tạo thương hiệu trên thị trường tiêu thụ trong nước, cũng như xuất khẩu. Sau đây, mời quý vị và bà con cùng phóng viên báo Nông nghiệp radio ghé thăm địa phương này, để cùng tìm hiểu về cách làm nông nghiệp hữu cơ mà huyện đang hướng đến.

MC2:

Thưa quý vị, theo sự giới thiệu và hướng dẫn của Phòng NN-PTNT huyện U Minh, đi một đoạn đường khá xa, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến nhà ông ông Đào Tư ở ấp 6, xã Khánh Hoà. Gia đình ông Tư là nông dân đang sở hữu khoảng 2.000 mét vuông đất phát triển hiệu quả mô hình trồng rau an toàn. Với các loại rau màu được ông Tư trồng luân phiên như cà chua, khổ qua, hành lá, dưa leo và một số loại cải.

Nghe ông Tư kể, bí quyết để gia đình ông trồng rau màu cho hiệu quả cao là nhờ hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu thay vào đó là sử dụng các chế phẩm sinh học để bón và phòng sâu bệnh cho rau màu nên vụ nào, rau màu nhà ông cũng phát triển tốt, năng suất cũng rất khá. Ông Đào Tư, phấn khởi cho hay.

[Bang DAO TU]: “Đưa màu xuống ruộng thì năng suất nó cao, gia đình mình ổn định, năm nay thu hoạch màu mạnh, từ đó đến nay thu nhập năm tầm 200”.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện U Minh, toàn huyện hiện có hơn 49ha cây công nghiệp, cây ăn trái phát triển theo hướng hữu cơ và khoảng 1ha trồng rau màu an toàn tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Lâm, Khánh Thuận và Khánh Hòa.

Bên cạnh đó, trong vụ mùa năm 2021-2022, toàn huyện đã triển khai xây dựng được 3 mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại ấp 2, xã Khánh Lâm; ấp 6, xã Khánh Hội và ấp 17, 18 xã Nguyễn Phích với diện tích sản xuất 120 ha, có 111 hộ dân tham gia.

Kết thúc vụ mùa đầu tiên, năng xuất bình quân mà các mô hình đạt được là từ 3,5 đến 4 tấn/ha. Vừa qua, Phòng NN-PTNT huyện U Minh đã tham mưu UBND huyện phối hợp với nhà tư vấn tiếp tục thực hiện vụ mùa thứ hai, để lấy mẫu phân tích sản phẩm và tiến hành các thủ tục công bố chứng nhận cho 3 mô hình sản xuất lúa hữu cơ năm 2021 -2022. Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện U Minh thông tin.

[Bang TRAN HONG UNG]: “Phòng cũng đang phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp để liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm. Trong thời gian tới, phòng cũng xây dựng và nhân rộng các mô hình theo hướng hữu cơ cũng như tạo nguồn, kiến nghị cấp trên xin những kinh phí để chứng nhận sản phẩm hữu cơ theo các mô hình đạt chuẩn hữu cơ để giúp cho người dân tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người dân tăng thêm thu nhập”.

Theo thống kê, hiện nay toàn huyện U Minh đã triển khai thực hiện hàng loạt mô hình sản xuất hữu cơ trong đa dạng ở đa dạng các lĩnh vực như: hướng dẫn cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học được 77.000 con. Mô hình nuôi cá sinh thái với diện tích 8ha.

Phát huy kết quả đạt được, trong vụ mùa năm 2022- 2023, UBND huyện đã phê duyệt xây dựng thêm 4 mô hình sản xuất lúa hữu cơ với diện tích là 180 héc ta tại các xã Nguyễn Phích, xã Khánh Hội; xã Khánh Thuận và xã Khánh Tiến, tổng nguồn kinh phí dự kiến thực hiện là gần 2,3 tỷ đồng. Trong đó, bà con nông dân khi tham gia sẽ được hỗ trợ giống sản xuất, thuê tư vấn, đào tạo, kiểm định, đánh giá và chứng nhận hữu cơ. Tạo nên chuỗi liên kết từ khâu cung cấp vật tư đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định và mang lại lợi nhuận cao cho người dân.

MC 1: Thưa quý vị, với định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ như huyện U Minh đang thực hiện, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các HTX, tổ hợp tác và bà con nông dân mạnh dạng hơn nữa, tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm hữu cơ của huyện ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Từ đó, góp phần tích cực vào công tác phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

                                                                                        Kim Anh – Trọng Linh

Tự động

Nông nghiệp hữu cơ giữ bền đất U Minh

Người dân trên địa bàn huyện U Minh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị hàng hóa và tạo thương hiệu trên thị trường tiêu thụ trong nước, cũng như xuất khẩu.

Xuân Hào

Các chương trình

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét
Thời sự

Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét ở Nghệ An; Tín chỉ carbon rừng, nhiều tiềm năng cũng nhiều thách thức; Chuyển mục đích sử dụng hơn 135ha rừng sản xuất.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 17/5/2024: Châu chấu lưng vàng tàn phá rừng mét