2022, năm của mở cửa thị trường nông sản chủ lực

Người dân và doanh nghiệp Việt Nam phải thấy được lợi ích trong chống khai thác IUU; Bộ NN-PTNT Việt Nam quan tâm tới nông nghiệp an toàn, bền vững; Gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn cho vật nuôi chống rét.

Xuân Hào  | 14:11 19/12/2022

2022, năm của mở cửa thị trường nông sản chủ lực

Tự động

nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ và tham dự Hội nghị cấp cao EU - ASEAN của Thủ tướng Chính phủ tại Brussels, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc làm việc với Tổng Vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EU - DGMARE. Sau cuộc làm việc của Đoàn Thanh tra IUU đến Việt Nam vừa qua, bà Vitcheva - Tổng Vụ trưởng của DGMARE đã lưu ý có 4 điểm phía Việt Nam cần lưu ý cho cuộc thanh tra sắp tới. Ghi nhận và đánh giá cao những gợi ý của bà Vitcheva. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, điều quan trọng nhất không phải là việc Việt Nam đảm bảo thực thi đầy đủ các điều kiện của EU đưa ra để xóa "thẻ vàng" IUU mà là việc người dân và doanh nghiệp Việt Nam phải thấy được lợi ích trong chống khai thác, đánh bắt IUU.

Anh Tuấn

  • Bộ NN-PTNT Việt Nam quan tâm tới nông nghiệp an toàn, bền vững

Cũng trong tuần qua, Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc cùng Đoàn công tác của Đại học Hiroshima - Nhật Bản nhân chuyến thăm và làm làm việc của đoàn tại Việt Nam. Theo đó, hai đơn vị đã có những trao đổi xoay quanh chương trình hợp tác đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản cho cán bộ, công chức, viên chức khối ngành NN-PTNT và “mở khóa” chương trình đào tạo sau đại học tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Bộ NN-PTNT Việt Nam hiện nay rất quan tâm tới việc phát triển nền nông nghiệp an toàn, bền vững, phát thải thấp. Điều này có những điểm tương đồng với nền nông nghiệp của Nhật Bản. Thứ trưởng đề nghị: Trước mắt, Đại học Hiroshima hỗ trợ Bộ NN-PTNT triển khai chương trình đào tạo ngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức ngành NN-PTNT về chính sách quản lý đầu tư công và nông nghiệp thông minh.

Trung Quân

  • Gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn cho vật nuôi chống rét

Trước dự báo khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuẩn bị xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng và kéo dài, Cục Chăn nuôi đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân gia cố chuồng trại đảm bảo chống rét; đồng thời, chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn cho gia súc trong vụ Đông Xuân. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, thông báo của cơ quan chính quyền địa phương để có kế hoạch cụ thể cho đàn gia súc. Đối với những hộ chăn thả gia súc trong rừng, phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, có đủ điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét. Đặc biệt lưu ý không chăn thả, không cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm.

Quỳnh Anh

  • Nhiều động vật và chim hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế vừa phối hợp với tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên – WWF tổ chức hội nghị ‘Tăng cường thực thi các giải pháp để bảo vệ chim hoang dã, chim di cư’. Tại hội nghị, ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh có tính đa dạng sinh học cai với nhiều hệ sinh thái đặc trưng, có sự hiện diện của nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép dẫn đến tài nguyên rừng, động vật và chim hoang dã bị suy giảm đáng kể. Trong đó có một số loài động vật và chim hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Công Điền

  • Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghề làm nước mắm Phú Quốc

UBND tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc”. Nghề làm nước mắm Phú Quốc đã được hình thành hơn 200 năm trên đảo ngọc, với quy trình sản xuất truyền thống hoàn toàn tự nhiên, nghề làm nước mắm Phú Quốc được bảo tồn và gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định, nghề làm nước mắm có lịch sử lâu dài, gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Nước mắm không chỉ là gia vị nêm nếm cho món ăn thêm ngon mà còn là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Về góc độ văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu ẩm thực nhận xét: “Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt Nam”.

Đ.T.Chánh

  • Bố trí 130 tỷ đồng xử lý khẩn cấp chống sạt lở, xâm thực bờ biển

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của Sở NN-PTNT về việc triển khai thực hiện Dự án xử lý khẩn cấp chống sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp. Theo đó, Thanh Hóa sẽ dành 130 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện Hoằng Hóa xây dựng tuyến kè tường đứng dài khoảng 1,5 km và đoạn vuốt nối với công trình hiện tại có chiều dài khoảng 120m. Sau khi hoàn thành, công trình này sẽ giúp xử lý khẩn cấp chống sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực bờ biển khu vực cửa Lạch Hới, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời tạo cảnh quan phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch chung Quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hải Tiến.

Thanh Nga

  • “Kỳ hoa Xứ Lạng - Sắc màu biên cương”

Để đón Xuân Quý Mão năm 2023, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị cây Hoa Đào và tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng trở thành một trong những sự kiện văn hóa - du lịch thường niên, tiêu biểu, nổi bật vào dịp đầu năm mới của tỉnh Lạng Sơn, UBND tỉnh đã có kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng - Xuân Quý Mão năm 2023. Dự kiến, lễ hội hoa đào được tổ chức với quy mô cấp tỉnh và sẽ diễn ra từ ngày 15/1 - 19/2/2023 với chủ đề “Kỳ hoa Xứ Lạng - Sắc màu biên cương”. Các sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng - Xuân Quý Mão năm 2023 được tổ chức tập trung tại 2 địa điểm chính trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Tùng Đinh

  • Nhân rộng 500 mô hình, dự án sản xuất ứng dụng khoa học - công nghệ

UBND tỉnh An Giang vừa có Quyết định phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang đến năm 2025. Theo đó, An Giang sẽ thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, 20 nhiệm vụ cấp tỉnh, cấp cơ sở phục vụ phát triển nền nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn; nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao và thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Đồng thời, xây dựng và nhân rộng ít nhất 500 mô hình, dự án sản xuất ứng dụng giải pháp khoa học- công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù.

Văn Vũ

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, đánh giá về ngành NN-PTNT của Nghệ An, số đông chuyên gia nhận định địa phương có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, có lợi thế  như lúa gạo, rau, thực phẩm, trái cây, dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, trâu, bò, lợn, dê, gia cầm, tôm, cá, lươn, rươi...  nếu vận dụng đúng cách sẽ củng cố được thương hiệu, đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ông Hoàng Nghĩa Nhạc, Phó Giám đốc Sở KHCN Nghệ An cho biết:

Băng:

Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào diễn biến thực tế lúc này. Đành rằng Nghệ An có quỹ đất sản xuất nông nghiệp quy mô nhưng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cơ quan chuyên ngành chứng nhận đạt chuẩn mới gọi gọn khoảng 47ha, con số này thực sự ít ỏi so với tiềm năng sẵn có. Từ kinh nghiệm chuyên sâu cùng tầm nhìn của một chuyên gia khoa học công nghệ, ông Hoàng Nghĩa Nhạc đã hiến kế để tháo gỡ nút thắt.

Băng:

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, 2022 được coi là một năm bội thu về những tin vui trong lĩnh vực mở cửa thị trường nông sản chủ lực của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn. Đây là thành quả của sự phối hợp, nỗ lực không ngừng nghỉ của các bộ, ngành, doanh nghiệp, các địa phương, tới từng nông dân đổ mồ hôi trên cánh đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc đàm phán để xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính thường kéo dài rất lâu, có những mặt hàng kéo dài đến 5-6 năm. Vậy nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là gì, do thông lệ chung hay vị thế chất lượng nông sản của Việt Nam chưa được mạnh như các nước khác? Để hiểu rõ về nội dung này, mời quý vị cùng đến với những chia sẻ sau của ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

Băng ông Hoàng Trung 3:51 - 10:30

 “Trước hết phải khẳng định… phía Việt Nam chúng ta mới chính thức mở cửa được mặt hàng đó.”

Thanh Thủy

Tự động

2022, năm của mở cửa thị trường nông sản chủ lực

Người dân và doanh nghiệp Việt Nam phải thấy được lợi ích trong chống khai thác IUU; Bộ NN-PTNT Việt Nam quan tâm tới nông nghiệp an toàn, bền vững; Gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn cho vật nuôi chống rét.

Xuân Hào

Các chương trình

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời sự

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp
Thời sự

Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/01/2025: Bắc bộ duy trì thời tiết đẹp