Áp dụng quy trình trồng lúa mới thống nhất cho cả vùng ĐBSCL, làm được không?

Từ thực trạng nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất lúa được triển khai tại ĐBSCL nhưng chưa mang lại hiệu quả rộng thì sự ra đời của một quy trình giảm chi phí sản xuất thống nhất cho toàn vùng ĐBSCL là điều cần thiết...

Nông nghiệp Radio  | 11:34 24/06/2022

Áp dụng quy trình trồng lúa mới thống nhất cho cả vùng ĐBSCL, làm được không?

Tự động

Thưa quý vị và bà con, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra, hàng năm nông dân trồng lúa ở khu vực ĐBSCL đang lãng phí gần 170 triệu USD do sử dụng các yếu tố đầu vào không hiệu quả. Con số khủng này phần lớn tập trung vào phân bón và thuốc BVTV.

Trong số phát sóng gần đây, chúng tôi đã thông tin đến quý vị về thực trạng nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất lúa được triển khai tại ĐBSCL nhưng chưa mang lại hiệu quả rộng. Chính vì vậy, sự ra đời của một quy trình giảm chi phí sản xuất thống nhất cho toàn vùng là điều cần thiết để giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất. Vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Cục Trồng trọt đã ban hành “Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL”. Cụ thể về quy trình này như thế nào mời quý thính giả cùng lắng nghe kỳ cuối của loạt bài: Thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL.

Trước bối cảnh giá phân bón nằm ở mức cao trong khi năng suất, giá bán lúa của người dân vùng ĐBSCL lại khó có thể tăng thêm trong thời gian tới, để sản xuất có được lợi nhuận, bà con nông dân không còn cách nào khác ngoài thực hiện giảm chi phí sản xuất.

Thời gian qua, các chương trình tập huấn, hướng dẫn quy trình giảm chi phí sản xuất lúa của địa phương, các mô hình điểm trình diễn canh tác lúa thông minh của doanh nghiệp đã được triển khai rộng khắp trên đồng ruộng. Điển hình như Chương trình canh tác lúa thông minh của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền thực hiện tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Hay chương trình đưa sản phẩm men vi sinh Emuniv vào xử lý rơm rạ trên đồng ruộng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam… Bà con nông dân khi tham gia các mô hình này đều ghi nhận kết quả giảm lượng lúa giống, giảm sử dụng phân bón, thuốc BVTV đáng kể. Thế nhưng theo đánh giá của Cục Trồng trọt, hiệu quả của các chương trình lại chưa được như kỳ vọng.

Ông Cao Thăng Bình, chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đưa ra những con số đáng báo động về chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay.

Cũng theo ông Cao Thăng Bình, nếu nông dân ở ĐBSCL sản xuất theo đúng quy trình khuyến cáo của ngành nông nghiệp thì có thể giảm được 20% chi phí. Hiện nay, sau nhiều lần khảo sát tại một số địa phương ĐBSCL, ông Bình nhận thấy một số tỉnh đã thực hiện vượt hơn con số này, lên tới 30%. Trước bối cảnh phân bón, thuốc BVTV nằm ở ngưỡng cao thì việc giảm chi phí càng có ý nghĩa, tạo động lực cho nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững, đồng thời góp phần cải thiện vấn đề môi trường.

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của bà con nông dân sau mỗi vụ thu hoạch lúa. Trước thực trạng nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất đã được các địa phương vùng ĐBSCL đưa vào áp dụng nhưng hiệu quả lại chưa đạt như mong đợi, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân của vấn đề này là do việc “loạn quy trình” khiến nông dân loay hoay không biết lựa chọn phương pháp phù hợp.

Để giải quyết vướng mắc trên và tạo một quy trình giảm chi phí sẩn xuất thống nhất áp dụng trong toàn vùng ĐBSCL, tháng 4 vừa qua, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã ban hành quyết định về việc công nhận “Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL”. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết đây là bước đi đầu tiên trong chương trình tập trung sản xuất lúa tại ĐBSCL.

Theo quyết định này, quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL gồm 7 công đoạn. Điểm nhấn của quy trình là việc giảm lượng giống gieo sạ, một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành bại của vấn đề giảm chi phí sản xuất. Song song đó, trong bối cảnh giá phân bón tăng cao, quy trình kỹ thuật vừa được công nhận này cũng hướng tới cơ cấu lại lượng bón phân cho từng vùng sinh thái và từng mùa vụ nhất định.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL cam kết thực hiện theo quy trình này. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp về giống, phân bón, thuốc BVTV thực hiện mô hình tại địa phương phải tuân thủ, để dần dần lan tỏa quy trình.

Thưa quý vị và bà con, giảm chi phí sản xuất là “mệnh lệnh” của kinh tế nông nghiệp mà nước ta đang theo đuổi. Việc Cục Trồng trọt công nhận quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL đã góp phần gọt dũa lại các công đoạn trong từng quy trình hiện đang triển khai tại các địa phương và tạo nên một quy trình thống nhất áp dụng cho toàn vùng. Bên cạnh giúp giảm chi phí sản xuất, quy trình cũng tạo ra hàng rào kỹ thuật kiểm soát chất lượng sản xuất lúa gạo, phục vụ những mục tiêu xa hơn trên chặng đường nâng tầm thương hiệu gạo Việt.

Tự động

Áp dụng quy trình trồng lúa mới thống nhất cho cả vùng ĐBSCL, làm được không?

Từ thực trạng nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất lúa được triển khai tại ĐBSCL nhưng chưa mang lại hiệu quả rộng thì sự ra đời của một quy trình giảm chi phí sản xuất thống nhất cho toàn vùng ĐBSCL là điều cần thiết...

Nông nghiệp Radio

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ