Ba nhiệm vụ cho vận hành công trình thủy lợi mùa mưa lũ

Cả nước có 6 khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, Sẽ có quy trình canh tác trên cây lúa, Nguy cơ 'đói' sắn nguyên liệu vì bệnh khảm lá, Tuân thủ quy định SPS là cơ hội để thay đổi, để làm thật, ăn thật

Xuân Hào  | 13:25 01/08/2022

Ba nhiệm vụ cho vận hành công trình thủy lợi mùa mưa lũ

Tự động

Bản tin nông nghiệp tuần qua

Cả nước có 6 khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn

Theo Bộ NN-PTNT, đến nay, cả nước có 34 khu nông nghiệp công nghệ cao được quy hoạch tại 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 6 khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn với diện tích trên 400ha. Hiện nay, sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao bước đầu hình thành trong nhà màng, nhà lưới chống côn trùng; sản xuất trong nhà plastic không cố định, hạn chế tác hại yếu tố môi trường bất lợi; trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao với công nghệ nhà kính của Israel, có kiểm soát yếu tố môi trường.

Sẽ có quy trình canh tác trên cây lúa

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, hiện nay, ngành nông nghiệp chưa có nghiên cứu sâu về cách giảm lượng phân bón trên đồng ruộng, chỉ có khuyến cáo từ các chuyên gia. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực, cục đã phối hợp với các chuyên gia để nghiên cứu mở rộng, trong đó có nghiên cứu về lượng phân bón sử dụng trên cây lúa ở ĐBSCL. Từ cơ sở nghiên cứu này, dự kiến quý 4-2022, cục sẽ ban hành quy trình canh tác trên cây lúa. Đồng thời phối hợp với các công ty, tập đoàn làm mô hình mẫu trong trồng trọt và nhờ các sở, trung tâm khuyến nông tuyên truyền đến người dân.

Nguy cơ 'đói' sắn nguyên liệu vì bệnh khảm lá

Từ đầu năm đến nay, hơn 64.000ha sắn tại nhiều tỉnh thành đã bị nhiễm bệnh khảm lá, con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên trong khi việc phòng chống rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, hiện việc kiểm soát khâu tiêu hủy nguồn bệnh và công tác kiểm dịch thực vật nội địa không hiệu quả; việc phun thuốc phòng trừ bọ phấn trắng khó thực hiện do sắn được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi, khô hạn; thời vụ trồng sắn kéo dài, xuống giống liên tục, nguồn bệnh thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng. Để ứng phó hiệu quả với bệnh khảm lá sắn, ông Nguyễn Quý Dương đề nghị các địa phương hướng dẫn nông dân sử dụng giống sạch bệnh để trồng. Các tỉnh cần chỉ đạo xuống giống tập trung, đồng loạt, tiêu hủy triệt để nguồn bệnh.

Tuân thủ quy định SPS là cơ hội để thay đổi, để làm thật, ăn thật

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đại diện Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, đây là cơ hội lớn trong xuất khẩu nông sản nước ta nhưng cũng đi kèm với thách thức từ việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày một cao của các đối tác nhập khẩu. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này, sản phẩm của chúng ta không thể đi được vào các thị trường đối tác hoặc nếu có thể thì sẽ bị ngăn chặn do không đạt tiêu chuẩn, thậm chí có thể bị trả lại, tiêu hủy, gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp lẫn hệ thống sản xuất trong nước. Do đó, phổ biến, tuân thủ quy định SPS là cơ hội để thay đổi, phát triển bền vững.

Phổ biến pháp luật về động vật hoang dã cho chủ nhà hàng, quán nhậu

Trong tuần qua, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, WWF Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi phổ biến pháp luật về động vật hoang dã và ký cam kết với khối cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh. Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện gần 70 cơ sở kinh doanh đã được các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến pháp luật, các văn bản, hướng dẫn liên quan đến động vật hoang dã và ký cam kết chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và hài hoà với lợi ích kinh tế.

Để dự án cánh đồng mẫu thành hiện thực

Là địa phương có nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai có gần 20 dự án cánh đồng mẫu, giúp tạo sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hướng tới phát triển bền vững, nhưng có nhiều dự án vừa ra đời đã “chết yểu”. Theo Sở NN- PTNT tỉnh Đồng Nai, trong quá trình thực hiện, nhiều dự án chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng và nhiều nông hộ “xé rào” bán sản phẩm cho tiểu thương, phá vỡ hợp đồng liên kết, gây khó khăn trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ... Do đó, UBND tỉnh cần nhanh chóng ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho các loại cây trồng, đơn giản hóa thủ tục hóa đơn tài chính, có quy định ràng buộc giữa nông hộ và HTX; xem xét, điều chỉnh, kinh phí để tăng tính khả thi cho các dự án cánh đồng mẫu.

Công trình thủy lợi bị xâm hại: Cần giải pháp đồng bộ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình thủy lợi vẫn thường xuyên xảy ra và có xu hướng ngày càng gia tăng. Để xử lý dứt khoát tình trạng này, Sở NN-PTNT cùng UBND các huyện, thành phố cần nhiều giải pháp đồng bộ, sớm ban hành hướng dẫn trình tự, thủ tục về quy trình kiểm tra, quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vi phạm, nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở, góp phần bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi…

Cảnh báo tình trạng mở rộng diện tích trồng cau tại Bến Tre

Do nhu cầu thị trường xuất khẩu, giá cau non tăng gấp nhiều lần so với các năm trước nên nhiều người dân tại Bến Tre bắt đầu mở rộng diện tích trồng cau. Tuy nhiên, trước bối cảnh này, các chuyên gia cảnh báo nông dân có cái nhìn tổng quan, cần cân nhắc và không nên thấy giá trị tức thời mà đổ xô mở rộng diện tích, đặc biệt là hạn chế thay cây cau cho các cây trồng cũ. Đồng thời, cần tìm hiểu thị trường tiêu thụ cau lâu dài, tránh trường hợp sau đó giá xuống thấp, cung vượt cầu và không tìm được đầu ra nông sản.

Thưa quý vị và bà con, trong công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi làm sao đảm bảo 3 nhiệm vụ vừa tích nước phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo an toàn công trình, vừa giảm thiệt hại cho vùng hạ du luôn đặt lên hàng đầu. Do đó để đạt được các nhiệm vụ trên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ chứa là rất cần thiết. Tại Khánh Hòa từ năm 2017 đến nay nhiều hồ chứa có cửa van điều tiết lũ đã lắp đặt các trạm đo mưa tự động, từ đó giúp đơn vị quản lý chủ động trong công tác điều tiết lũ, đảm bảo an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du và đảm bảo tích nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp năm sau.

Khảo sát thực tế tại hồ Hoa Sơn, ông Mai Xuân Trọng, Trưởng Chi nhánh huyện Vạn Ninh - Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa, cho biết, hồ Hoa Sơn có dung tích thiết kế hơn 19 triệu m3, diện tích lưu vực 44 km2 được khởi công xây dựng vào năm 2006 và bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2010. Hiện, cửa van điều tiết lũ cũng đang được vận hành trơn chu tại hồ chưa này:

Ông Đinh Tấn Thành, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cho biết: đơn vị được UBND tỉnh Khánh Hòa giao và quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi gồm 18 hồ chứa, 31 đập dâng và 500 km kênh mương và 6 trạm bơm tưới; với diện tích tưới hàng năm khoảng 31.500 ha, cấp nước nước dịch vụ khác trên 23 triệu m3

Tự động

Ba nhiệm vụ cho vận hành công trình thủy lợi mùa mưa lũ

Cả nước có 6 khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, Sẽ có quy trình canh tác trên cây lúa, Nguy cơ 'đói' sắn nguyên liệu vì bệnh khảm lá, Tuân thủ quy định SPS là cơ hội để thay đổi, để làm thật, ăn thật

Xuân Hào

Các chương trình

Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Thời sự

Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp; Thịt bò Việt chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu; Quảng Ngãi cấm khai thác thủy sản có thời hạn 2 khu vực.

Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon trong lâm nghiệp
Thời tiết nông vụ ngày 04/11/2024: Miền Trung mưa diện rộng, miền Bắc trở lạnh
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường nên từ gần sáng ngày hôm nay ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 04/11/2024: Miền Trung mưa diện rộng, miền Bắc trở lạnh