Bản tin Khuyến nông ngày 23 tháng 10 năm 2023

Nuôi cá mú lai công nghiệp tạo sản phẩm nuôi trồng thủy sản giá trị cao; Hiệu quả từ mô hình nuôi cua 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu; Phú Thọ phát triển chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAH.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Khuyến nông ngày 23 tháng 10 năm 2023

Tự động

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những Bản tin Khuyến nông.

nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè, tạo sản phẩm nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện mô hình nuôi cá mú lai trong lồng bè sử dụng thức ăn công nghiệp. Để triển khai mô hình có hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát, chọn hộ tham gia mô hình trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật, hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% về con giống, thức ăn công nghiệp và thuốc phòng trị bệnh trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, chủ mô hình còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Gần đây nhất, tại bè nuôi của 1 ngư dân ở xã Long Sơn TP Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành thả 2.500 con giống cá mú lai với kích cỡ 10 - 12cm.

Hiệu quả từ mô hình nuôi cua 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậuCũng liên quan tới lĩnh vực thủy sản, tác động của biến đổi khí hậu thời gian đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản tại Hà Tĩnh, nhiều diện tích nuôi tôm không còn mang lại hiệu quả hoặc bị bỏ hoang. Do đó, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu làm tiền đề cho việc chỉ đạo, tuyên truyền ứng dụng khoa học vào sản xuất. Mô hình được triển khai tại xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà với quy mô ao ở giai đoạn ương 700 m2, ao nuôi thương phẩm 10.000 m2, hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ về con giống, thức ăn, các loại vật tư khác. Sau quá trình triển khai và qua kết quả nghiệm thu đánh giá, dự kiến, tỷ lệ sống cua nuôi thương phẩm đạt khoảng 65%, sản lượng thu hoạch khoảng 2 tấn, hộ dân hu lãi gần 250 triệu đồng.

Phú Thọ phát triển chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHTrong lĩnh vực chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả mô hình “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHP, liên kết HTX theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” giai đoạn 2023-2024, thực hiện tại xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Mô hình được triển khai từ tháng 7 năm nay với quy mô 8.000 con. Kết quả sau hơn 3 tháng nuôi, đàn gà mô hình tăng trọng đều, phát triển khỏe. Tỷ lệ nuôi sống đạt hơn 96%, trọng lượng cá thể gà mái thương phẩm đạt từ 1,7 - 2 kg/con; gà trống 2,2 - 2,5 kg/kg, gà có màu sắc lông đẹp bóng, không có dị tật. Mô hình được cấp Chứng nhận VietGAHP. Hiện tại, giá bán gà thịt trên thị trường từ 82.000 – 85.000 đồng/kg. Nhu cầu thị trường lớn nên các hộ tham gia mô hình rất yên tâm đầu ra cho sản phẩm.Vực lại vựa cam Cao PhongCòn đối với cây trồng, huyện Cao Phong là địa phương chiếm gần 30% tổng diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh Hòa Bình, trong đó cây cam chiếm hơn 50% diện tích toàn tỉnh. Tuy nhiên sau giai đoạn phát triển nóng, nhiều diện cam đã nhanh chóng suy thoái, thương hiệu cam Cao Phong dần bị phai mờ. Trước thực thế đó, Sở NN-PTNT Hòa Bình đã chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng - Vật nuôi và Thủy sản Hòa Bình vận hành có hiệu quả hệ thống nhà lưới nhân giống 3 cấp để tuyển chọn những giống cam chất lượng, sạch bệnh phục vụ cho chương trình tái canh cây cam. Bên cạnh đó, tiếp tục chọn lọc giống cam đảm bảo năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đáp ứng tỷ lệ nhóm cam giống chín sớm 30%, chính vụ 40%, chín muộn 30%.

Đồng thời, ưu tiên lựa chọn giống cam đã khẳng định được năng suất, chất lượng tại địa phương.Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả caoTương tự, xã miền núi Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình vốn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Do đó, để góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Nông dân xã Trường Xuân đã phối hợp với các cấp, ngành vận động người dân tận dụng tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Từ đó, nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao như trồng keo lấy gỗ, cây ăn quả, trồng sả để sản xuất tinh dầu, mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi ong lấy mật… đã trở thành phong trào rộng, góp phần đưa kinh tế - xã hội địa phương đi lên. Đến nay, xã Trường Xuân đã có 17 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Nhiều hộ thuộc diện nghèo, nay đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức về lĩnh vực Khuyến nông của Thời tiết nông vụ ngày 23 tháng 10 năm 2023 hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Khuyến nông ngày 23 tháng 10 năm 2023

Nuôi cá mú lai công nghiệp tạo sản phẩm nuôi trồng thủy sản giá trị cao; Hiệu quả từ mô hình nuôi cua 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu; Phú Thọ phát triển chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAH.

Quỳnh Anh

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi