Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/4/2024: Ngành gỗ Việt Nam đứng tốp 5 thế giới

Ngành gỗ Việt Nam đứng tốp 5 thế giới; Không còn tình trạng người dân tìm trầm tại rừng đặc dụng Đèo Cả; Trên 12.000ha rừng thông chưa được xử lý thực bì.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/4/2024: Ngành gỗ Việt Nam đứng tốp 5 thế giới

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/4/2024: Ngành gỗ Việt Nam đứng top 5 thế giới

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Ngành gỗ Việt Nam đứng top 5 thế giới

Thưa quý vị và bà con, theo số liệu thống kê, mỗi năm,ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỉ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 5 thế giới, thứ hai Châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Kế hoạch năm 2024, ngành gỗ sẽ đem về 16 tỉ USD trong xuất khẩu, tăng 20% so với năm 2023. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài thường với tư cách là đại diện công ty, doanh nghiệp cá nhân chứ không phải là một ngành hàng, một quốc gia. Do vậy, đôi khi sản phẩm gỗ của Việt Nam bị ép giá. Để đạt được mục tiêu của năm, các doanh nghiệp gỗ phải liên kết chặt chẽ tạo chuỗi cung ứng toàn cầu và đáp ứng các quy định xanh hóa của các nước.

  • Không còn tình trạng người dân đổ xô tìm trầm tại rừng đặc dụng Đèo Cả

Về việc thực thi pháp luật trong lâm nghiệp, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên vừa có báo cáo Bộ NN-PTNT và các đơn vị liên quan về việc người dân thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa vào rừng đặc dụng Đèo Cả để tìm trầm. Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, khu vực mà người dân vào tìm trầm là rừng tự nhiên, quy hoạch chức năng sản xuất thuộc khoảnh 5 tiểu khu 345 xã Hòa Tâm do Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả quản lý. Tại đây có 2 cây rừng tự nhiên bị trốc gốc do bị người dân đào bới xung quanh gốc, diện tích đào bới nằm ở vị trí khe đá, phạm vi khoảng 100m2. Đến thời điểm này, khu rừng tại tiểu khu 344, 345 xã Hòa Tâm đã không còn người dân ra, vào, tình trạng người dân đổ xô đi tìm trầm đã chấm dứt.

  • Nghệ An có trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy cao

Tại Nghệ An, hiện, toàn tỉnh có gần 15.500 ha rừng thông dễ cháy, tuy nhiên hàng năm việc phát dọn thực bì chỉ đạt trên 3.000 ha, còn tới hơn 12.000 ha thông chưa được phát dọn. Các diện tích được xử lý thực bì, chủ yếu là do các đơn vị như các công ty lâm nghiệp hay Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý trích kinh phí để xử lý, còn lại các diện tích do xã quản lý hầu hết không được xử lý nên nguy cơ cháy rừng thông rất cao. Nguyên nhân chưa xử lý được nhiều diện tích thực bì là do khó khăn về kinh phí, để xử lý 1 ha thực bì dưới tán rừng thông cần từ 4-5 triệu đồng. Trong khi nguồn kinh phí cho công tác phòng chống, cháy rừng cũng rất hạn hẹp.

  • Giữ rừng đầu nguồn ở vùng biên giới

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có trên 65% diện tích là rừng tự nhiên. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa của huyện này là những khu đất trống, đồi trọc nay đã được phủ kín màu xanh của cây rừng. Cuộc sống của người dân vùng biên giới ngày càng khấm khá hơn nhờ các chế độ chính sách phát triển kinh tế xã hội, trong đó chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Năm 2022, người dân trên địa bàn huyện nhận được từ tiền dịch vụ môi trường rừng 189 tỷ đồng với tổng diện tích cung ứng trên 175 nghìn ha. Riêng năm 2023, đang hoàn thiện hồ sơ chứng từ và thực hiện thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa năm 2024.

  • Huyện miền núi phát triển hơn 1.000ha rừng gỗ lớn

Với hoạt động trồng rừng, Từ đầu năm 2023 đến nay, Ban Chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với UBND các xã, đơn vị, chủ rừng đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ gia đình trên địa bàn đăng ký và thực hiện kế hoạch trồng rừng gỗ lớn theo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023, giai đoạn 2021-2025 bảo đảm kế hoạch. Tính đến hết quý I năm nay, toàn huyện đã phát triển gần 1.000ha diện tích trồng rừng gỗ lớn. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng phối hợp rà soát diện tích rừng trồng hộ gia đình tham gia đăng ký chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho hơn 1.000ha.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/4/2024: Ngành gỗ Việt Nam đứng tốp 5 thế giới

Ngành gỗ Việt Nam đứng tốp 5 thế giới; Không còn tình trạng người dân tìm trầm tại rừng đặc dụng Đèo Cả; Trên 12.000ha rừng thông chưa được xử lý thực bì.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã