Bản tin Lâm nghiệp ngày 27 tháng 10 năm 2023
Nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt bảo vệ rừng Pù Mát; Quảng Nam đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu đất lâm nghiệp; Tuyên Quang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ; Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu có có 35 HTX lâm nghiệp bền vững; Vùng trồng rừng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ cho hiệu quả cao.
Quỳnh Anh | 11:13 27/10/2023
Bản tin Lâm nghiệp ngày 27 tháng 10 năm 2023
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.
- Nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt bảo vệ rừng Pù Mát
Thưa quý vị và bà con, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam phối hThừa Thiên - Huế đặt mục tiêu có có 35 HTX lâm nghiệp bền vững; ợp cùng Vườn quốc gia Pù Mát vừa tổ chức chương trình tập huấn cho các thành viên thuộc nhóm nòng cốt bảo vệ rừng Pù Mát. Nội dung này thuộc chương trình "Giáo dục bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát, giai đoạn 2023 - 2025”. Đây là nhóm tiên phong bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã tại Vườn với sự tham gia của nhiều thành phần, gồm lực lượng kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng, cán bộ giáo dục và nâng cao nhận thức. Thông qua các chương trình tập huấn, mỗi thành viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết như viết đề xuất dự án, chụp ảnh, sử dụng nguồn dữ liệu chung..., tiến tới được trao quyền, thực hiện các hoạt động tuyên truyền bảo vệ rừng và động vật hoang dã cho học sinh và cộng đồng vùng đệm.
-
Quảng Nam đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu đất lâm nghiệp
Về các hoạt động xuay quanh dự thảo quy hoạch lâm nghiệp quốc gia đang được Bộ NN-PTNT trình Thủ thướng phê duyệt, Đối với tỉnh Quảng Nam, theo dự thảo này, tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2023 tại thời điểm năm 2020 là gần 750.000ha. Con số này đến cuối năm 2030, là hơn 735.400ha. Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát các chỉ tiêu đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo dự thảo thì chưa phù hợp với diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đó, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ xem xét, cập nhật điều chỉnh chỉ tiêu đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2030 là gần 718.000ha.
- Tuyên Quang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ
Liên quan đến hoạt động trồng rừng, Thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025, đến nay tỉnh Tuyên Quang đã trồng được gần 5,3 triệu cây xanh, so với mục tiêu 6 triệu cây mà địa phương đặt ra thì đã đạt gần 88% kế hoạch. Riêng từ đầu năm đến nay tỉnh này đã trồng được hơn 1,4 triệu cây, đạt 118% kế hoạch năm. Nhiều loài cây bản địa có giá trị môi trường, kinh tế được đưa vào trồng trên diện tích rừng phân tán như: Chò chỉ, lát hoa, xoan, bồ đề... Tuyên Quang đang hướng đến mục tiêu, làm giàu tài nguyên, giữ vững độ che phủ, tăng thu nhập cho người làm rừng và hình thành khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm sản xuất chế biến gỗ của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.
- Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu có có 35 HTX lâm nghiệp bền vững
Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có trên 300.000ha rừng, song mới chỉ có khoảng 9.000ha rừng gỗ lớn. Đến nay, địa phương này đã thành lập 25 HTX lâm nghiệp bền vững với khoảng gần 3.000ha rừng tham gia chứng chỉ rừng bền vững FSC. Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 35 HTX lâm nghiệp bền vững, đạt 15.000ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó chủ yếu là rừng FSC. Việc quản lý rừng, bảo vệ rừng thông qua các HTX lâm nghiệp đã góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học, duy trì các chức năng hệ sinh thái và tính toàn vẹn, ổn định hệ sinh thái tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Đồng thời, tăng thu nhập cho hộ thành viên và người dân, góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương này.
- Vùng trồng rừng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ cho hiệu quả cao
Bên cạnh những cánh rừng FSC, việc liên kết phát triển rừng trồng nguyên liệu tập trung cũng đang được nhiều địa phương chú trọng. Với hơn 94 nghìn ha rừng, trong đó có hơn 84 nghìn ha rừng sản xuất – Bình Gia là huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Xác định trồng rừng là thế mạnh trong phát triển kinh tế, huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của ngưới dân trong việc trồng rừng, tập trung phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu, gắn với liên kết tiêu thụ. Theo đó, tính đến hết tháng 9 vừa qua, trên địa bàn huyện Bình Gia đã hình thành vùng trồng cây quế tập trung với diện tích gần 3.100ha, trong đó, diện tích cho khai thác khoảng 300ha, mang lại thu nhập từ 16 – 17 tỷ đồng. Ngoài vùng trồng quế, đến nay, địa phương đã phát triển vùng trồng hồi với hơn 8.700 ha, vùng trồng keo hơn 7.500 ha, vùng trồng mỡ gần 2.300 ha,… Hằng năm, doanh thu từ các sản phẩm vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung từ 70 – 80 tỷ đồng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Bản tin Lâm nghiệp ngày 27 tháng 10 năm 2023
Nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt bảo vệ rừng Pù Mát; Quảng Nam đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu đất lâm nghiệp; Tuyên Quang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ; Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu có có 35 HTX lâm nghiệp bền vững; Vùng trồng rừng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ cho hiệu quả cao.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về chuỗi giá trị nông nghiệp; Hàng chục nghìn ha rừng Bắc Kạn ở mức cảnh báo cháy cao nhất; Chủ động trữ nước cho mùa khô.
Hôm nay, thời tiết trên cả nước khá ôn hòa, đặc biệt tại miền Bắc, trời tiếp tục se lạnh kèm theo sương mù nhẹ vào sáng sớm.