Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/11/2023: Đầu tư phát triển rừng bền vững chưa xứng tầm

Phát triển rừng bền vững chưa được đầu tư xứng tầm; Triển khai hiệu quả trồng cây xanh nông thôn; Quảng Trị kỳ vọng thu 50 tỷ đồng/năm từ 'cây giảm nghèo'; Rừng tràm Trà Sư - ‘Thiên đường xanh ngập nước’; Chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô.

Quỳnh Anh  | 12:02 09/11/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/11/2023: Đầu tư phát triển rừng bền vững chưa xứng tầm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/11/2023: Đầu tư phát triển rừng bền vững chưa xứng tầm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Phát triển rừng bền vững chưa được đầu tư xứng tầm

Thưa quý vị và bà con, theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, diện tích rừng hiện nay của Việt Nam khoảng trên 14,7 triệu ha. Trước đây, nguyên liệu sản xuất Việt Nam phải nhập hoàn toàn từ các nước, nhưng đến nay số liệu nhập khẩu đã giảm dần. Đây được coi là một thành công trong việc cải thiện giống và trồng rừng. Tuy nhiên, hiện nay các cơ chế chính sách trong trồng rừng gỗ lớn, tích hợp các giá trị của rừng chưa được đồng bộ, chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, vai trò, việc trồng rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng chưa được quan tâm đầu tư, chưa phát huy được liên kết chuỗi giá trị rừng nguyên liệu. Công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn trong khi nhân sự và công nghệ chưa được đầu tư thích đáng.

  • Triển khai hiệu quả trồng cây xanh nông thôn

Liên quan tới các hoạt động hưởng ứng chương trìnhTrồng một tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ, thưa quý vị, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu trồng 20 triệu cây xanh gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến nay, địa phương này đã hoàn thành vượt kế hoạch, góp phần thực hiện đạt và vượt mục tiêu về cây xanh nông thôn đến năm 2025. Cụ thể, theo kế hoạch trong năm 2023, Đồng Nai trồng trên 4,6 triệu cây xanh. Đến cuối tháng 9, toàn tỉnh đã trồng được 4,2 triệu cây xanh các loại, đạt hơn 90,5%. Cùng với đó, ngành Lâm nghiệp tỉnh cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2023 với diện tích gần 3,7 nghìn ha. Sau 3 năm thực hiện chương trình trồng cây xanh, đến nay toàn tỉnh đã trồng được hơn 11 triệu cây xanh các loại, đạt 102% kế hoạch 3 năm và đạt 55% chỉ tiêu kế hoạch 5 năm.

  • Quảng Trị kỳ vọng thu 50 tỷ đồng/năm từ 'cây giảm nghèo'

Ngoài đem lại những giá trị về cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển lâm nghiệp hiện nay còn gắn với quá trình tạo sinh kế bền vững, xóa đói, giảm nghèo cho bà con. Điều này đang được thể hiện rõ tại huyện Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hai địa phương này hiện có gần 3.000ha rừng trẩu, chiếm hơn 20% tổng diện tích trẩu trên cả nước. Gần như toàn bộ diện tích đã cho thu hoạch với năng suất cao, ổn định. Trẩu được người dân Quảng Trị xem như cây trồng bản địa, mọc phân tán trong rừng. Vào mùa thu hoạch, bà con thường khai thác mang về bán với giá từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Nếu chịu khó thu hái, một người có thể đạt thu nhập hàng ngày từ 300.000 - 500.000 đồng. Chưa bằng lòng với kết quả này, tỉnh Quảng Trị hy vọng cây trẩu tiếp tục trở thành cây xóa đói, giảm nghèo tại nhiều địa phương khác. Do đó, tỉnh này đang phấn đấu sản xuất khoảng 4.000 tấn hạt trẩu vào năm 2030, tương đương trị giá thương mại khoảng 50 tỷ đồng/năm.

  • Rừng tràm Trà Sư – ‘Thiên đường xanh ngập nước’

Bên cạnh tạo sinh kế, phát triển du lịch sinh thái cũng là nội dung quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng. Như tại tỉnh An Giang, rừng và đất rừng của địa phương này không lớn so với các tỉnh, thành trong cả nước nhưng lại rất phong phú về loại hình, gồm rừng tràm ngập nước, rừng vùng đồi núi và rừng trên núi đá. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có 9 khu đất ngập nước có rừng tràm với tổng diện tích trên 4.300ha. Trong đó, rừng tràm Trà Sư, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên có diện tích 845ha, được mệnh danh là “Thiên đường xanh ngập nước” và là địa điểm du lịch sinh thái rừng nổi tiếng của tỉnh An Giang. Rừng tràm Trà Sư là khu rừng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh quan phong phú, tạo một vùng tiểu khí hậu ôn hòa và bầu không khí trong lành. Đây là những lợi thế thuận lợi để khai thác, phát triển du lịch sinh thái.

  • Chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn hanh khô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng, do đó, ngành chức năng các địa phương và bà con cần phải hết sức lưu ý. Tại tỉnh Thái Nguyên, 9 tháng năm 2023, trên địa bàn tỉnh này xảy ra 2 vụ cháy rừng với diện tích bị thiệt hại hơn 4ha. Theo đại diện Chi cục kiểm lâm tỉnh này, chính quyền và người dân địa phương đang thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ rừng. Mùa khô hằng năm, để hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng xảy ra, lực lượng Kiểm lâm tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tuần tra, xử lý các vi phạm Luật Lâm nghiệp, chuẩn bị các phương án ứng phó và khắc phục khi xảy ra cháy rừng, làm tốt công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong những ngày nắng nóng, khô hanh có nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên…

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/11/2023: Đầu tư phát triển rừng bền vững chưa xứng tầm

Phát triển rừng bền vững chưa được đầu tư xứng tầm; Triển khai hiệu quả trồng cây xanh nông thôn; Quảng Trị kỳ vọng thu 50 tỷ đồng/năm từ 'cây giảm nghèo'; Rừng tràm Trà Sư - ‘Thiên đường xanh ngập nước’; Chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô.

Quỳnh Anh

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo
Thời sự

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 15-11, thời tiết ba miền nắng ráo thuận lợi cho bà con ra đồng sản xuất nông nghiệp.

Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo
Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi
Thời sự

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi; Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp; Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn.

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi