Bản tin Thủy sản ngày 16/11/2023: Nghêu Tiền Giang được chứng nhận ASC

Nghêu Tiền Giang được cấp chứng nhận Quốc tế ASC; Bình Định bảo vệ, giữ gìn bãi đẻ cho rùa biển; Nuôi cá kiểng cho lợi nhuận gần 250 triệu/ha; Cơ sở giống cá nước lạnh thu về chục tỷ đồng mỗi năm; Nông dân sống khỏe nhờ nuôi tôm càng xanh xen canh.

Quỳnh Anh  | 11:07 16/11/2023

Bản tin Thủy sản ngày 16/11/2023: Nghêu Tiền Giang được chứng nhận ASC

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 16/11/2023: Nghêu Tiền Giang được chứng nhận Quốc tế ACS

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Nghêu Tiền Giang được cấp chứng nhận Quốc tế ACS

Mở đầu chương trình hôm nay là tin vui cho lĩnh lực nuôi trồng thủy sản của nước ta, thưa quý vị và bà con, hôm qua, Lễ traoChứng nhận ASC - chứng nhận quốc tế và ký liên kết chuỗi giá trị nghêu Tiền Giang đã diễn ra tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Như vậy, vùng nuôi nghêu Gò Công, tỉnh Tiền Giang trở thành vùng nuôi nghêu thứ 4 của cả nước và thứ 2 vùng ĐBSCLđạt tiêu chuẩn ASC, mở ra triển vọng đối với nghề nuôi nghêu thương phẩm theo hướng bền vững, chất lượng, phục vụ xuất khẩu. Được biết, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương ven biển của cả nước có nghề nuôi nghêu phát triển từ trước năm 1975. Hiện nay địa phương có 530 hộ nuôi nghêu với tổng diện tích trên 2.000 ha, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.

  • Bình Định bảo vệ, giữ gìn bãi đẻ cho rùa biển

Trong lĩnh vực bảo tồn sự đa đạng sinh học biển, thưa quý vị năm 2007, ngành chức năng tỉnh Bình Định được sự tư vấn của chuyên gia để thực hiện khảo sát bãi đẻ của rùa biển tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, kết quả khảo sát đã phát hiện được 1 bãi đẻ của rùa tại Hòn Khô, xã Nhơn Hải. Rùa biển đẻ tại Nhơn Hải là rùa xanh, tên địa phương là đú, vích. Từ đó, để bảo tồn rùa biển, ngành nông nghiệp Bình Định đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế vận động ngư dân địa phương bảo vệ, giữ gìn bãi đẻ của rùa biển. Năm 2022, UBND TP Quy Nhơn đã có văn bản về việc thống nhất phương án quy hoạch tạm thời bãi biển xã Nhơn Hải. Trong đó, khu vực bãi rùa sinh sản có diện tích gần 9.900m2, nghiêm cấm tất cả các hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại khu vực này chỉ để khoanh vùng phục vụ cho rùa đẻ.

  • Nuôi Cá kiểng cho lợi nhuận gần 250 triệu/ha

Đến với những tin tức về hoạt động nuôi trồng thủy sản, Nông nghiệp Radio được biết tới mô hình nuôi cá kiểng của anh Phan Bảo Trân ở xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu có diện tích nuôi hơn 4ha với gần 20 chủng loại như: Cá coi, cá beo, chép nhật, cá phát tài,... Mỗi năm anh Trân cung cấp ra thị trường 3 đợt cá, tùy theo từng chủng loại, giá cả dao động từ 500 đến 1 triệu đồng/kg, hàng năm từ loài cá này đã đem về cho gia đình anh từ vài trăm đến cả tỷ đồng. Hiện tại cá Kiểng tại ao nuôi không chỉ phục vụ cho người dân ở Bạc Liêu mà các tỉnh khác tại vùng ĐBSCL cũng tìm đến đặt hàng và thu mua cá của anh.

  • Cơ sở giống cá nước lạnh thu về chục tỷ đồng mỗi năm

Với đối tượng nuôi là cá nước lạnh, ông Trần Chung Hưng, ở Ô Quý Hồ, Sa Pa, Lào Cai là một trong những người nuôi cá nước lạnh đầu tiên ở Sa Pa. Ông đã có những kinh nghiệm để mở rộng quy mô nuôi tới cả trăm bể cá hồi, cá tầm. Trong đó, việc đảm bảo nguồn nước sạch và đưa con giống khỏe vào nuôi đã tránh được tình trạng nhiễm bệnh tràn lan trên cá nước lạnh. Những trại cá của ông đều được đầu tư bài bản ngay từ khi đi vào hoạt động. Các bể được xây bằng bê tông, cốt thép, đảm bảo chắc chắn, sử dụng lâu dài cũng như để tránh các rủi ro từ ảnh hưởng của thiên tai. Các trại nuôi cá đều được trang bị máy móc hỗ trợ chăn nuôi nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh. Hiện mỗi năm, ông Hưng xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 700.000 con giống cá tầm và cá hồi, thu về khoảng 10 tỷ đồng.

  • Nông dân sống khỏe nhờ nuôi tôm càng xanh xen canh

Thưa quý vị, trong tình hình thực tế hiện nay, việc phát triển nuôi tôm càng xanh được xem là hướng đi phù hợp với nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa. Năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh này phối hợp với huyện Hà Trung triển khai nuôi mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh lúa với sự tham gia của hai hộ gia đình tại xã Hải Hà. Kết quả cho thấy, nuôi tôm càng xanh xen canh lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho bà con. Sau 6 tháng nuôi, trừ đi các khoản chi phí, mô hình đem lại lợi nhuận kinh tế cho mỗi hộ nuôi khoảng 100 triệu đồng/ha. Từ quá trình thực hiện và tuân thủ theo kỹ thuật nuôi mà mô hình đề ra cho thấy, con giống dễ nuôi, tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn, hóa chất, kháng sinh, tăng tỉ lệ sống, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, ít rủi ro dịch bệnh, quyền lợi của người nuôi được đảm bảo.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 16/11/2023: Nghêu Tiền Giang được chứng nhận ASC

Nghêu Tiền Giang được cấp chứng nhận Quốc tế ASC; Bình Định bảo vệ, giữ gìn bãi đẻ cho rùa biển; Nuôi cá kiểng cho lợi nhuận gần 250 triệu/ha; Cơ sở giống cá nước lạnh thu về chục tỷ đồng mỗi năm; Nông dân sống khỏe nhờ nuôi tôm càng xanh xen canh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời sự

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn; Trồng rừng bảo vệ nguồn nước, mang lại sinh kế cho bà con; Cá chết trắng mặt hồ rộng 36 ha.

Gìn giữ bản sắc từng ngôi làng để phát triển du lịch nông thôn
Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn
Thời sự

Rét đậm, rét hại sẽ bao trùm khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nên bà con cần chú ý giữ ấm để bảo vệ sức khỏe.

Thời tiết nông vụ ngày 12/12/2024: Miền Bắc rét tê tái, miền Trung mưa lớn