Bản tin Thủy sản ngày 24 tháng 10 năm 2023

Xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng âm nhưng có nhiều tín hiệu tích cực; Việt Nam là quốc gia có khả năng cung ứng cá tra tốt cho Nhật Bản; Người dân Hậu Giang phấn khởi khi giá cá thát lát tăng cao; Thừa Thiên - Huế: Triển khai mô hình nuôi thủy sản vượt lũ; Thủy sản Quảng Ninh thiếu nhân lực chất lượng cao.

Quỳnh Anh  | 10:37 24/10/2023

Bản tin Thủy sản ngày 24 tháng 10 năm 2023

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 24 tháng 10 năm 2023

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng âm nhưng có nhiều tín hiệu tích cực

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 9 vừa qua, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 320 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm, nhưng mức giảm đã thu hẹp dần qua từng tháng. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1 - 54%. Riêng thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6, 7 và 8, xuất khẩu tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm.

  • Việt Nam là quốc gia có khả năng cung ứng cá tra tốt cho Nhật Bản

Còn với mặt hàng cá tra, trong 9 tháng đầu năm nay, kể từ tháng 3, xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản liên tục sụt giảm, đến tháng 9 mới tăng trưởng dương trở lại. Tháng 9 năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Nhật Bản đạt 3 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản khi được hưởng nhiều ưu đãi từ cắt giảm thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do cùng với việc số lượng người dân đến từ các nước châu Á sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đang dần tăng lên tới 10 triệu người. Việc đất nước mặt trời mọc này tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam trong tháng 9 vừa qua là tín hiệu tốt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường.

  • Người dân Hậu Giang phấn khởi khi giá cá thát lát tăng cao

Tại thị trường trong nước, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã xây dựng nhiều mô hình nuôi thủy sản thích nghi tại địa phương và có hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cá thát lát. Nhờ ưu điểm thịt cá săn chắc, giòn, cá thát lát Hậu Giang và các sản phẩm chế biến từ loài thủy sản này đang được tiêu thụ mạnh. Đặc biệt trong khoảng 1 tháng qua, nông dân Hậu Giang phấn khởi khi giá cá thát lát được thương lái thu mua ở mức 75.000 - 80.000/kg, vứi mức cao như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân Hậu Giang có lãi hơn 20.000 đồng/kg.

  • Thừa Thiên - Huế: Triển khai mô hình nuôi thủy sản vượt lũ

Cũng liên quan tới lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu, Thừa Thiên - Huế là nơi có hệ thống đầm phá, sông hồ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá lồng. Nhưng hiện nay hầu hết người dân nuôi cá lồng đều tự phát, không có thời vụ, không tuân theo quy định. Do đó, khi xảy ra bão lũ, người nuôi trồng thủy sản thường bị ảnh hưởng rất lớn. Trước thực tế này, việc triển khai nuôi thủy sản theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu mà Thừa Thiên Huế đang hướng tới. Cụ thể là nuôi thủy sản vượt lũ và rút ngắn tối đa thời gian nuôi để tránh thiệt hại do mưa lũ. Theo đó, ngành nông nghiệp địa phương cho rằng, để rút ngắn thời gian nuôi, có thể thực hiện phương thức nuôi chuyển tiếp.Nếu phải nuôi qua lũ, cần gia cố lồng chắc chắn, hoặc di chuyển lồng đến những vùng có dòng nước chảy yếu hơn trong mùa mưa lũ.

  • Thủy sản Quảng Ninh thiếu nhân lực chất lượng cao

Còn tại tỉnh Quảng Ninh, ngành thủy sản có vị trí vai trò quan trọng và đóng góp trên 50% giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp của địa phương này. Tuy nhiên, thách thức đối với ngành thủy sản ở Quảng Ninh cũng không nhỏ. Hiện nay, nhu cầu sản phẩm thủy sản ngày càng tăng, trong khi diện tích nuôi có lợi thế có dấu hiệu bị thu hẹp do xung đột về không gian phát triển với hoạt động công nghiệp, đô thị hoá và du lịch. Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi lao động phổ thông ngày càng già hóa cũng là bài toán cần được sớm giải quyết. Tổng số lao động nuôi trồng thủy sản năm 2022 của Quảng Ninh khoảng 13.000 người, phần lớn lao động có trình độ thấp, lao động có trình độ kỹ thuật, đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm khoảng 25%.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 24 tháng 10 năm 2023

Xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng âm nhưng có nhiều tín hiệu tích cực; Việt Nam là quốc gia có khả năng cung ứng cá tra tốt cho Nhật Bản; Người dân Hậu Giang phấn khởi khi giá cá thát lát tăng cao; Thừa Thiên - Huế: Triển khai mô hình nuôi thủy sản vượt lũ; Thủy sản Quảng Ninh thiếu nhân lực chất lượng cao.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024
Thời sự

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024