Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Bất an với tình hình sạt lở bờ sông đang diễn biến phức tạp
Sau các trận mưa lũ vừa qua, dọc các bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sông Thạch Hãn, Đakrông, Vĩnh Định xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng.
Võ Dũng | 07:52 10/11/2022
Theo người dân địa phương, tình trạng sạt lở thường xẩy ra từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm và ngày càng phúc tạp. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và an toàn tài sản và của hàng nghìn hộ dân.
Tình trạng sạt lở trên sông Đakrông đoạn đi qua xã A Ngo, huyện Đakrông đã xẩy ra từ nhiều năm nay. Nhiều điểm tại các thôn của xã A Ngo như A Ngo “hà bá” đã ngoạm sâu vào bờ và chỉ cách nhà dân chưa đến 2 m, cuốn trôi nhiều khóm tre người dân trồng để chống sạt lở.
Trước tình hình trên, người dân đã phải đóng các cọc tre, lập hàng rào để bảo vệ đất, bảo vệ làng mạc và tài sản. Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ mang tính tạm thời bởi tình trạng sạt lở vẫn không dừng lại và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Điều này khiến hàng chục hộ dân ở hai thôn này luôn phải luôn sống trong cảnh bất an, lo sợ mỗi khi đến mùa mưa bão.
Trong các năm 2021, 2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã đầu tư tuyến kè chống sạt lở bờ sông ở thôn A Rong dưới và thôn A La với tổng chiều dài gần 2 km.
Tại thôn A Ngo, do chưa có kè nên tình hình sạt lở vẫn xẩy ra phức tạp. Chiều dài sạt lở hiện đã hơn 1 km khiến gần 40 hộ với gần 120 khẩu đang ở vùng xung yếu ngày đêm lo lắng. Tại một số điểm, dòng sông đã ăn sâu vào đất canh tác và đất thổ cư 20 m; khu vực nhà dân của một số hộ hiện đã bị sạt lở vào sát nhà.
Bất an với tình hình sạt lở bờ sông đang diễn biến phức tạp
Sau các trận mưa lũ vừa qua, dọc các bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sông Thạch Hãn, Đakrông, Vĩnh Định xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng.
Võ Dũng
Các chương trình
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.