Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.
Bên bếp lửa canh nồi bánh tét – rôm rả câu chuyện ngày cuối năm
Đối với bà con miền Tây sông nước, đòn bánh tét ngoài là món ăn truyền thống còn mang ý nghĩa giáo dục, nhân sinh cao cả.
Kim Anh | 06:45 19/01/2023
vào dịp Tết Nguyên Đán, nếu như miền Bắc có chiếc bánh chưng xanh thì nhất định miền Trung, miền Nam cũng không thể thiếu đòn bánh Tét. Đây là món ăn “đặc sản Tết” nhất định không thể thiếu trên mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên của người dân miền Tây.
Thời tiết những ngày cuối năm ở miền Tây se se lạnh, càng làm cho không khí Tết trở nên ấm cúng hơn. Bắt đầu từ ngày 28 âm lịch, gia đình chú Nguyễn Thành ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị lá nếp, đậu xanh, thịt heo, chuối để gói bánh tét. Chú Thành chia sẻ, phong tục này đã được gia đình gìn giữ trên 30 năm. Là dân tứ xứ, từ tận miền Trung vào Nam lập nghiệp, những năm đầu “ăn Tết” trên đất miền Tây, gia đình chú Thành vẫn giữ thói quen gói bánh chưng ngày Tết. Dần dần sau đó, sống quen ở đất miền Tây rồi, cả gia đình chuyển qua yêu thích bánh tét lúc nào không hay. Những cái Tết sau này, gia đình bắt đầu chuẩn bị thêm bánh tét nhân đậu xanh, nhân chuối. Rồi cứ vậy, vợ chồng, con cái cùng xúm xít, mỗi người một việc.
[Băng Nguyen Thanh 1]: “Tôi sinh ra ở miền Trung và đã vào miền Tây Nam Bộ trên 30 năm. Trong những ngày Tết cổ truyền ở miền Tây phải có bánh tét. Gia đình tôi cũng hòa nhịp vào cuộc sống trong những ngày Tết cổ truyền để chuẩn bị những nguyên vật liệu cho những ngày Tết. Ví dụ như lá, nếp, đậu, thịt để cùng nhau sum vầy trong những ngày cuối năm. Gia đình sẽ tập trung vào gói nồi bánh tét. Để thờ, trước mắt là ngày đầu năm đặt lên bàn thờ tổ tiên ông bà để cúng, cầu cho một năm cũ đã qua, một năm mới sắp đến được nhiều điều tốt đẹp”
Theo chú Thành, để gói để gói được đòn bánh tét ngon không đơn giản. Lá chuối phải được đem phơi nắng trước khi gói bánh khoảng 2 ngày, để lá không bị giòn. Đặc biệt phải canh ánh nắng làm sao không quá gắt, không làm cho lá chuối bị héo hoặc khô đến mức mất màu xanh của lá chuối. Còn nếp cũng phải được ngâm trước đó một đêm, thịt heo cũng phải được tẩm ướp trước đó vài tiếng đồng hồ để thấm gia vị.
Bánh sau khi được gói xong cũng mất một đêm để nấu chín. Thời gian để nấu xong một nồi bánh tét thường từ 8 – 10 tiếng đồng hồ. Bởi nếu nấu không kỹ thì bánh không dẻo, không được ngon. Thậm chí bánh còn có khả năng sống lại. Củi phải được canh và “châm” suốt đêm, để lửa không tắt. Đồng thời, phải thêm nước vào nồi bánh, trở bánh liên tục để bánh chín đều. Với chú Thành, đây cũng là thời khắc cả gia đình quay quần, hàng xóm cùng tụ lại dưới đóm lửa hồng để ngồi trông bánh chín.
[Băng Nguyen Thanh 2]: “Thời đại bây giờ đầy đủ tất cả những mặt hàng đón Tết, nhưng gia đình tôi cũng cố gắng duy trì vì đây là một dịp chúng ta ngồi lại vừa gói bánh, vừa nấu bánh, chia sẻ những buồn vui, những cuộc sống hàng ngày trong một năm đã qua chúng tôi cũng phải luôn duy trì trong những dịp Tết đến xuân về để chỉ cho các cháu biết rằng tiếp theo phải luôn duy trì và sống vì niềm tự hào của dân tộc Việt Nam”.
Gia đình chú Thành hiện có 3 người con đã lập gia đình và đi làm xa nhà, một năm hiếm hoi lắm mới có được dịp cùng tề tụ. Với mong muốn giữ lại những phong vị, phong tục tập quán của quê hương, để giáo dục con cháu, giữ gìn truyền thống gia đình. Vì thế, Tết hàng năm, dù bận rộn nhưng với công việc, nhưng các cả gia đình Chú Thành đều dành một ngày 28 Tết để cùng nhau sum họp, quây quần gói bánh tết. Chị Nguyễn Thị Như Ý, con gái lớn của chú Thành cũng là một giáo viên ở miệt biển Phú Tân, tỉnh Cà Mau chia sẻ.
[Băng Nguyen Thi Nhu Y]: “Chúng tôi sinh ra, lớn lên và lập gia đình ở miền Tây, dịp Tết thích nhất là ngày 28 Tết cả gia đình quây quần gói bánh Tét. Ngày xưa, nhà nào cũng gói bánh tét. Còn bây giờ hiện đại, đa số mọi người đều đặt mua ở chợ, rất hiếm gia đình còn giữ phong tục gói bánh tét ngày Tết. Vì vậy khi đã lập gia đình rồi, bản thân tôi cũng muốn các con của mình cũng biết đến truyền thống của quê hương, cảm nhận được không khí của ngày Tết là như thế nào. Vì vậy dù bận rộn thế nào chúng tôi cũng phải dành ra một ngày để đưa các con về ngoại trước đêm giao thừa. Xã hội bây giờ phát triển quá, nên tôi hy vọng sẽ lưu giữ lại cho các con những ký ức tuổi thơ đẹp ở miền Tây Nam Bộ để sau này lớn lên các con vẫn biết về truyền thống, lịch sử của gia đình, quê hương”.
Đối với bà con miền Tây sông nước, đòn bánh tét ngoài là món ăn truyền thống còn mang ý nghĩa giáo dục, nhân sinh cao cả. Bánh được bọc nhiều lá, với ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau. Pha thêm chút màu vàng của đậu xanh đã bóc vỏ tượng trưng cho đồng quê, với mơ ước “an cư lạc nghiệp” của con người miền Tây vào mùa xuân.
MC 1: Tết ở bản mới vùng biên giới Chư Prông hay bánh chưng xanh không đơn thuần chỉ là một món ăn ngày đầu năm mới mà còn là nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của gia đình Việt Nam. Đặ biệt bà con còn chọn ra những đòn bánh đẹp nhất, to nhất, rồi tách thành khoanh dâng lên cúng ông bà vào ngày 30 Tết và đãi khách trong ba ngày Tết.
Bên bếp lửa canh nồi bánh tét – rôm rả câu chuyện ngày cuối năm
Đối với bà con miền Tây sông nước, đòn bánh tét ngoài là món ăn truyền thống còn mang ý nghĩa giáo dục, nhân sinh cao cả.
Kim Anh
Các chương trình
Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.