Bằng tình yêu với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhiều nghệ nhân dân tộc Dao Thanh Y miệt mài truyền dạy cho thế hệ sau làn điệu dân ca, thêu may thổ cẩm.
Bến Tre: Đầu tư hạ tầng phát triển vùng nuôi tôm công nghệ cao
Dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri đang dần về đích.
Minh Đảm | 08:52 05/12/2024
Bến Tre: Đầu tư hạ tầng phát triển vùng nuôi tôm công nghệ cao
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre đang triển khai dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo hạ tầng giao thông, điện phục vụ sản xuất ổn định, bền vững cho vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 2.000ha, trong đó có 500ha được quy hoạch nuôi tôm công nghệ cao tại hai xã Bảo Thuận và thị trấn Tiệm Tôm. Đồng thời, góp phần thu hút người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và cải thiện đời sống người dân trong vùng dự án.
Mời quý vị và bà con cùng theo chân phóng viên Minh Đảm đến xã Bảo Thuận, nơi dự án được triển khai để lắng nghe tâm tư cũng như chia sẻ sự phấn khởi của bà con, chính quyền địa phương nơi đây.
MC2:
Bảo Thuận là một trong chín xã bãi ngang của huyện Ba Tri. Đời sống của nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn, sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào nghề làm muối, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi bò. Được đầu tư 3 tuyến đường để phát triển vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, người dân vui mừng vì không còn cảnh đi bờ đê nữa, còn đường điện 3 pha cũng đang được kéo về.
Đến nay, các tuyến đê này đã được san lấp nền hạ, chuẩn bị trải nhựa nên ông Hồ Văn Dũng, cũng như rất nhiều nông dân trên địa bàn xã Bảo Thuận rất vui mừng vì tuyến đê sắp hoàn thành:
Băng HO VAN DUNG - (38 giây):
"Nói chung làm muối với nuôi trồng thủy sản. Hồi đó đâu có đường đi đâu, đi khó khăn gần chết, muốn đi phải gánh, vác, đi bộ đồ không, giờ làm đường này là thấy đẹp rồi. Nói chung tuyến đường này làm được như vầy là bà con ở đây mừng lắm, thuận tiện đủ thứ. Bất cứ xe cộ chạy chở muối, đi ra ngoài mấy cái đập rất thuận tiện. Mần cái đường này rồi là mần cái gì cũng ổn hết. Nói chung được hết hà, đầu tư nhà máy gì vô đây là ổn hết. Tôi ủng hộ cái đường này thoải mái tại vì đường lên là phát triển thôi. ".
Theo UBND xã Bảo Thuận, từ khi có dự án đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi tôm công nghệ cao địa phương đã thu hút được 5 doanh nghiệp nuôi tôm theo hình thức này gồm: Công ty Thuận Phước nuôi 120ha, Công ty Việt Nga nuôi 86ha, Công ty Huy Chanh nuôi 12ha, Công ty Tuấn Khanh nuôi 16ha. Riêng Công ty Việt Úc sản xuất tôm giống với quy mô 64ha. Qua đây, góp phần đưa diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của toàn huyện Ba Tri đạt 427ha, đạt trên 85% kế hoạch đến năm 2025.
Ông Lê Văn Vũ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận cho biết, toàn xã có diện tích nuôi tôm khoảng 1.350ha, trong đó nuôi thâm canh khoảng 350ha. Khi dự án hoàn thành diện tích nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao có thể phát triển lên đến 400ha. Nói về dự án này, ông Lê Văn Vũ Thanh chia sẻ thêm:
Bến Tre: Đầu tư hạ tầng phát triển vùng nuôi tôm công nghệ cao
Dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri đang dần về đích.
Minh Đảm
Các chương trình
Trên những mảnh ruộng từng phát triển kém hiệu quả, người nông dân tại ĐBSCL đã mạnh dạn thử nghiệm những loại cây trồng mới.