Bưởi hữu cơ cho 'mùa vàng' trên vùng đất đỏ miền Đông

Những năm gần đây, nhờ đầu ra ổn định, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây bưởi. Đặc biệt, mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ đang được nhiều nông dân ở địa phương này lựa chọn.

Minh Sáng  | 12:04 17/11/2023

Bưởi hữu cơ cho 'mùa vàng' trên vùng đất đỏ miền Đông

Tự động

NONGNGHIEPRADIO (Minh Sáng):

Bưởi hữu cơ cho 'mùa vàng' trên vùng đất đỏ miền Đông

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con. Những năm gần đây, nhờ đầu ra ổn định, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây bưởi. Mô hình trồng bưởi hữu cơ đang được nhiều nông dân ở địa phương này lựa chọn. Ghi nhận của Phóng viên Minh Sáng.

MC 2:

Là một trong số nông dân tiêu biểu của vùng đất đỏ miền Đông, anh Nguyễn Trọng Ý, ở xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai hiện đang sở hữu 17 hecta bưởi canh tác theo hướng hữu cơ, với mục tiêu nông nghiệp xanh - sạch, bền vững, đem lại lợi ích lâu dài cho cả người nông dân và người tiêu dùng.

Sau nhiều năm kinh doanh trái cây, gia đình anh Ý đã mua đất trồng bưởi. Ban đầu vườn bưởi 17 hécta của gia đình anh trồng theo cách cũ, nhưng hơn 2 năm nay anh đã thay đổi tư duy chuyển sang trồng theo hướng hữu cơ. Có nghĩa là thay vì phun thuốc, bónphân hóa học hay phun thuốc diệt cỏ như trước thì nay chủ vườn chỉ dùng các loại phân hữu cơ từ phân bò, dê để chăm bón cho vườn bưởi nhà mình.

Còn để trị sâu bệnh hại bưởi, anh Ý dùng hỗn hợp dầu ăn và nước rửa chén chứ không còn dùng thuốc, hoặc để tiêu diệt ốc sên gây hại, anh Ý đã nuôi vịt cỏ, vừa không tốn thức ăn cho vịt, cây lại không bị ốc ăn. Đặc biệt, anh còn mua cá ủ chung men IMO loại chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi vừa làm phân vừa làm thuốc phun cho bưởi. Sản phẩm này như một loại thuốc giải độc, tăng cường đề kháng cho cây trái lợi đơn, lợi kép nên nhà vườn rất thích.

(Voice 1) Anh Nguyễn Trọng Ý, chủ vườn bưởi chia sẻ:Nó có nhiều mặt lợi lắm. Thứ nhất là giữ sức khỏe, sức khỏe người trực tiếp sản xuất. Cái thứ hai nữa là nó làm cho đất của mình nó màu mỡ hơn, nó không có bị bạc màu. Cái thứ ba nữa là nó an toàn cái vấn đề trái cây để mình đưa ra bán cho người tiêu dùng, mình cũng an tâm hơn”.

Vườn bưởi hữu cơ được chăm sóc hoàn toàn bằng các chế phẩm sinh học, phụ phẩm nông nghiệp. Phân bón được anh tự ủ bằng bằng cám ngô, cám gạo và cá đồng; cây cũng như quả được phòng trừ sâu bệnh bằng men IMO... Việc chăm bón cây bằng các chế phẩm sinh học còn giúp vườn trồng và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, đất được cải tạo tự nhiên ngày càng màu mỡ, mềm xốp, đảm bảo cho canh tác nông nghiệp lâu dài. Ở vườn bưởi này, việc bón phân, phun thuốc, hay các tỷ lệ phối trộn phân thuốc và thực hiện theo quy trình, hàng ngày đều được ghi chép lại cụ thể.

(Voice 2) Anh Nguyễn Duy Tân, người làm tại vườn bưởi của gia đình anh Ý cũng tâm sự: “Chủ người ta chỉ cho mình, ví dụ như bưởi lớn thì bỏ bao nhiêu và bưởi nhỏ là bỏ bao nhiêu? Có nghĩa là mình có số lượng, làm hữu cơ thì nó cũng dễ, nó dễ hơn hóa học, hóa học thì nhiều khi mình phun thuốc nó hôi, rồi phân nó hôi, còn hữu cơ thì nó không có hại cho sức khỏe”.

Về năng suất thì trồng bưởi hữu cơ không quá chênh lệch so với trồng, chăm sóc bằng phân hóa học, nhưng về lâu về dài thì đất đai không bị bạc màu mà vẫn giữ được độ màu mỡ và giảm chi phí sản xuất. Mỗi năm chỉ tính 12 ha bưởi đang cho trái thu hoạch được khoảng hơn 60 tấn. Năm nay giá bưởi hữu cơ khá ổn định, tuy nhiên, điều lo lắng nhất của anh Ý cũng như người nông dân vẫn là đầu ra do bán cho thương lái là chính.

(Voice 3) Anh Nguyễn Trọng Ý, chủ vườn bưởi cho biết thêm: “Cũng rất là muốn liên kết để mình ra một cái sản phẩm hữu cơ của mình tới một cái chỗ tiêu thụ cho nó tốt. Thứ nhất là giá nó ổn định, nó bao tiêu cái giá của mình có hợp đồng giá rõ ràng nhưng mà cái hướng thì cũng đang được các cấp hỗ trợ mình. Người ta cũng đang làm cho mình những cái, ví dụ như là sản phẩm đạt chất lượng hữu cơ, rồi VietGAP rồi thì các thứ để mà mình có một cái hợp đồng rõ ràng với những cái doanh nghiệp lớn hơn”.

Còn với hộ anh Thiều Quốc Việt ở xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Trước đây, mỗi năm cũng phải tốn hàng chục triệu đồng mua phân hóa học, thuốc BVTV cho 1ha bưởi (khoảng 150 gốc). Nhưng 2 năm gần đây, nhờ tận dụng các phế phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương, kết hợp chế phẩm IMO để ủ phân bón, vườn cây của anh không những phát triển xanh tốt, năng suất cũng rất cao, trong khi chi phí chỉ bằng ½ so với trước.

(Voice 4) Anh Thiều Quốc Việt ở xã Bình Lợi: “Hiện nay bưởi nhà làm theo hướng hữu cơ, những chế phẩm hữu cơ mình ủ với chế phẩm IMO sử dụng cho cây bưởi, thuốc thì cũng hạn chế thuốc hóa học, mình ủ tỏi ớt gừng, xả, mật gấu để xịt cho bưởi diệt côn trùng có hại, hạn chế thuốc hóa học nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng cũng như người sản xuất.

Đầu ra cũng đỡ hơn, bán tận ngọn, khách đặt là giao hàng, chừng nào số lượng nhiều lắm mới bán cho HTX, thương lái. Còn đa số những khách quen đã ăn bưởi mình rồi thì người ta sẽ tiếp tục đặt hàng như Tết rồi người ta đặt hàng cả thiên bưởi, giao trực tiếp cho khách hàng, đỡ khâu trung gian nên thu nhập cũng khá hơn”.

Nhiều nông dân tận dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp để ủ men vi sinh làm phân hữu cơ bón lại cho vườn cây đang là xu hướng tại địa phương này. Thực tế cho thấy việc tận dụng nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn so với mua phân bón hóa học.

(Voice) Bà Sàng Thị Ngọc Thúy, Phòng Kinh tế, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết: “Theo như tôi nghĩ thì đây cũng là một cái xu hướng mới trên địa bàn huyện Trảng Bom và các năm trước bà con làm nhưng mà không giống như năm nay, thì năm nay đã nhân rộng lên được rất là nhiều bà con trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ giống như bây giờ”.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Các biện pháp canh tác hữu cơ được nhà vườn Đồng Nai áp dụng nên giúp cho cây khỏe, ra trái đều, ngọt và những “mùa bưởi vàng” mỗi năm đều mang doanh thu cao về cho nông dân. Từ hiệu quả đó, đó khiến người dân thay đổi tư duy, nhận thức, áp dụng và duy trì quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ là giải pháp luôn được ngành nông nghiệp địa phương quan tâm. Việc ứng dụng giải pháp IMO vào sản xuất cũng đươc xem là chìa khóa để tạo uy tín và xây dựng thương hiệu cho quả bưởi địa phương.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới hoạt động sản xuất Nông nghiệp hữu cơ.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Để bảo tồn và phát triển giống chè búp tím đặc sản, những năm gần đây, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ rất chú trọng tập trung nguồn lực mở rộng diện tích, phát triển chè búp tím, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm chè búp tím phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Điển hình là Dự án “Duy trì và phát triển chè búp tím Thanh Ba” được Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Trà UT triển khai mưới đây. Thực hiện dự án, 100% diện tích chè búp tím của Công ty được chăm sóc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh, thu hái tiêu chuẩn một tôm 2 lá non. Cùng với đó, việc thu hoạch phục vụ chế biến được theo dõi sát sao từng ngày, từng lô riêng biệt đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn, không bị lỗi. Với 17ha áp dụng quy trình sản xuất mới, sản lượng thu hoạch chè búp tím đến hết niên vụ 2023 đạt 36 tấn búp tươi. Dự kiến năm 2023 sẽ đạt doanh số tối thiểu 3 tỷ đồng.

MC 2: tin 2

Còn tại vùng chè Thái Nguyên, mới thành lập từ năm 2017, song nhờ sự quan tâm, hướng dẫn của chính quyền địa phương, HTX chè Nhật Thức, ở xã Phục Linh, huyện Đại Từ hiện đã có 40ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 7,8ha chè sản xuất theo quy trình hữu cơ. Bên cạnh việc áp dụng quy trình kỹ thuật trong từng khâu chăm sóc, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm trà, HTX luôn chú trọng đến quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Nếu như năm 2018, HTX chè Nhật Thức chỉ có vài sản phẩm trà với giá bán dao động từ 200-500 nghìn đồng/kg, thì nay HTX đã có 20 sản phẩm trà các loại, trong đó 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, 1 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, giá bán các sản phẩm dao động từ 250 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/kg. Thậm chí có sản phẩm trà cao cấp giá bán lên tới 3 triệu đồng/kg.

MC 1: tin 3

Thuận Châu, tỉnh Sơn La được biết đến là vùng đất hội tụ nhiều thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ. Nhằm phát huy lợi thế này, những năm huyện Thuận Châu đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Qua đó, nâng cao sản lượng nông sản, giúp người dân gắn bó và có thu nhập cao từ làm nông nghiệp. Theo UBND huyện Thuận Châu, người dân trên địa bàn huyện dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Nắm rõ tình hình thực tế này, huyện không ngừng thúc đẩy nhiều giải pháp trồng cây ăn quả, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với tiêu thụ trên cơ sở lựa chọn sản phẩm nông nghiệp đặc trưng địa phương như: Chè, khoai sọ, sơn tra, thanh long, chanh leo, xoài...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bưởi hữu cơ cho 'mùa vàng' trên vùng đất đỏ miền Đông

Những năm gần đây, nhờ đầu ra ổn định, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây bưởi. Đặc biệt, mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ đang được nhiều nông dân ở địa phương này lựa chọn.

Minh Sáng

Tin liên quan

Các chương trình

Miền Soóng Cọ Đại Dực làm du lịch
Phóng sự

Với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, người Sán Chay đã từng bước hình thành nên mô hình du lịch cộng đồng.

Miền Soóng Cọ Đại Dực làm du lịch
Sầu riêng miền Tây một mùa thất trái
Phóng sự

Sầu riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố thời tiết nên những năm gần đây, tỷ lệ nhà vườn xử lý thành công sầu riêng vụ nghịch không cao.

Sầu riêng miền Tây một mùa thất trái