Bưởi Soi Hà vươn mình ra thế giới
Là giống bưởi đường đặc sản ở thôn Soi Hà thuộc xã Xuân Vân, bưởi Soi Hà là sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang đủ điều kiện xuất khẩu đi châu Âu.
Đào Thanh | 16:57 22/07/2024
Bưởi Soi Hà vươn mình ra thế giới
MC1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.
Thưa quý vị và bà con! Thông tin quả bưởi Soi Hà ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang được lựa chọn để xuất khẩu đi châu Âu khiến người nông dân nơi đây phấn khởi và tự hào. Bởi đây là lần đầu tiên sản phẩm nông nghiệp đạt sao OCOP của tỉnh Tuyên Quang đủ điều kiện để được xuất khẩu đi châu Âu.
MC2: Bưởi Soi Hà là giống bưởi đường đặc sản được trồng ở vùng đất thôn Soi Hà thuộc xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. Vào mùa, các vườn bưởi nơi đây trĩu trịt quả, có nhiều gốc bưởi cổ thụ cho từ 500 đến 1.000 quả. Bưởi xã Xuân Vân nức tiếng bởi vị ngọt mát, róc vỏ, mọng nước. Bưởi nơi đây đứng top 10 Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2018. Mới đây sản phẩm bưởi của địa phương này trở thành 1 trong 7 sản phẩm nông sản của tỉnh Tuyên Quang được lựa chọn xuất khẩu đi châu Âu.
Gia đình chị Đỗ Thị Huệ là một trong số 11 hộ dân của xã Xuân Vân có vườn bưởi được lựa chọn đủ điều kiện xuất khẩu đi châu Âu. Để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu về mẫu mã, chất lượng an toàn thực phẩm, chị Huệ cùng các thành viên trong gia đình chú trọng việc quản lý sâu bệnh hại trên cây bưởi để quả bưởi cho mẫu mã đẹp, chất lượng thơm ngon. Chị Huệ cho biết, hiện nay đang tập trung chăm sóc vườn bưởi 400 gốc sẵn sàng cho quả đạt chất lượng để xuất khẩu đi châu Âu.
Trích băng chị Đỗ Thị Huệ
Ở Xuân Vân có các giống bưởi như bưởi đường, bưởi diễn, bưởi da xanh, bưởi Phúc Trạch, nhưng giống bưởi gắn liền với thương hiệu của vùng đất này là bưởi đường Soi Hà. Đến nay xã có hơn 400ha bưởi Soi Hà, trong đó có 16ha bưởi từ 16 đến 40 năm tuổi. Những cây bưởi cổ nơi đây thường cho thu cả nghìn quả mỗi gốc.
Ông Lê Hồng Việt, Chủ tịch UBND xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn cho biết, nâng tầm thương hiệu cho giống bưởi quý của địa phương, những năm qua người nông dân chú trọng chăm sóc vườn bưởi theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP. Bưởi của địa phương cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Soi Hà, huyện Yên Sơn. Đặc biệt mới đây đã có 13 hộ dân ở thôn Soi Hà có vườn bưởi được lựa chọn xuất khẩu đi châu Âu với tổng diện tích là 13ha, sản lượng xuất khẩu dự kiến là 240 tấn mỗi năm.
Trích băng ông Lê Hồng Việt
MC1: Thưa quý vị và bà con! Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ làm nông nghiệp tốt, người nông dân ở thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang đã được đền đáp bằng sự kiện quả bưởi đặc sản nơi đây được lựa chọn đưa đi xuất khẩu sang châu Âu. Kết quả này sẽ tạo ra cảm hứng, tiếp thêm động lực để nhiều nông dân ở xứ Tuyên cùng chung tay làm nông nghiệp tốt, vì một nền nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm với môi trường và sức khỏe cộng đồng; vì mục tiêu nâng tầm thương hiệu và giá trị nông sản xứ Tuyên.
MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với những tin tức về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con, với chiến lược phát triển bài bản của ngành nông nghiệp, Bảo Lộc, Lâm Đồng hiện có nhiều loại nông sản chất lượng, có thương hiệu và giá trị cao, điển hình như cây cà phê. Tại địa phương này, những năm qua, để nâng cao hiệu quả sản xuất, HTX Nông nghiệp & Dịch vụ Phúc An Lâm Đồng đã định hướng cho các thành viên, hộ liên kết sản xuất cà phê sạch, đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, cho giá trị kinh tế cao. Theo đó, để đảm bảo chất lượng, cà phê được phơi trên giàn cao, trong nhà kính và để nguyên vỏ. Cách này mất thời gian, công sức hơn so với phơi hạt cà phê sau bóc vỏ trực tiếp trên nền đất nhưng đã đem lại những giá trị vượt trội. Theo một số thành viên HTX, Nhờ sản xuất khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới, năng suất vườn cà phê những năm qua đạt trên 100 triệu đồng/ha. Đời sống được cải thiện đáng kể. Vui hơn là không còn lo thương lái ép giá vì đã có HTX hỗ trợ tiêu thụ.
MC 2: tin 2
Hiện, Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải DƯơng đang tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư quy hoạch để xây dựng hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, khai thác rươi, cáy tự nhiên kết hợp du lịch nông nghiệp sinh thái, trải nghiệm. Huyện phấn đấu sẽ có 700 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ vào năm 2025 và 1.000 ha vào năm 2030. Đến nay, Tứ Kỳ đã cải tạo xong 340 ha vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy trong đồng. Thời gian tới, huyện sẽ làm các thủ tục để chứng nhận hữu cơ cho diện tích này. Như vậy, Tứ Kỳ hiện có 550 ha diện tích nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác rươi cáy. Trong đó có 137 ha sản xuất ở xã An Thanh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Đây cũng là vùng sản xuất hữu cơ đầu tiên của tỉnh được công nhận.
MC1: tin 3
Hướng đến xây dựng Đồng Tháp trở thành tỉnh kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, hiện tỉnh đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, ngành nông nghiệp xác định giúp nông dân đổi mới tư duy sản xuất sẽ là một trong những nền tảng quan trọng nhất. Hành trình đó sẽ bắt đầu từ những việc làm nhỏ như ứng xử văn minh trong sản xuất để có thể áp dụng hiệu quả các quy trình sản xuất mới hướng đến tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Do đó, nhằm giúp nông dân từng bước thay đổi tập quán canh tác, tiếp cận với phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, giảm chi phí đầu tư trong chuỗi sản xuất, Sở NN&PTNT Đồng Tháp vừa tổ chức khai giảng lớp tập huấn Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ truyền thống theo kinh nghiệm của Nhật Bản, tại xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh. Sau khi tham gia lớp tập huấn, nhiều nông dân đặt kỳ vọng: mô hình mới này sẽ mang lại nhiều đột phá cho nền nông nghiệp tỉnh nhà trong thời gian tới.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Bưởi Soi Hà vươn mình ra thế giới
Là giống bưởi đường đặc sản ở thôn Soi Hà thuộc xã Xuân Vân, bưởi Soi Hà là sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang đủ điều kiện xuất khẩu đi châu Âu.
Đào Thanh
Tin liên quan
Các chương trình
Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.