Cả huyện đua nhau làm tôm sạch

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở Thành phố Hồ Chí Minh, có hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ phát triển. Hướng đến sự phát triển bền vững, chính quyền và người dân nơi đây đang chú trọng đẩy mạnh đầu tư những mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hướng hữu cơ.

Minh Sáng  | 

Cả huyện đua nhau làm tôm sạch

Tự động

Cả huyện đua nhau làm tôm sạch

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã theo dõi bản tin Nông nghiệp hữu cơ của kênh Nông nghiệp Radio

Trước tiên mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vừa diễn ra trên cả nước.

Thưa quý vị và bà con, nhờ trồng quế phát triển kinh tế, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai hiện nay đã được gọi là "xã tỷ phú” của vùng núi cao Tây Bắc bởi tại đây không khó để bắt gặp những ngôi nhà xây kiểu biệt thự 2 tầng, mái Thái, nhiều gia đình còn có cả ô tô đậu trước cửa. Ban đầu, diện tích quế của địa phương chỉ có 2ha, đến hiện tại đã tăng lên hơn 2.000ha. Đặc biệt, chính quyền và người dân nơi đây đã sớm ý thức được tầm quan trọng của việc canh tác bền vững, bảo vệ môi trường bằng phương pháp hữu cơ và đến nay, gần 1.300ha quế của Nậm Đét đã được cấp chứng nhận quế hữu cơ. Canh tác hữu cơ giúp sản lượng, chất lượng quế đều được tăng lên, chinh phục và giữ được nhiều thị trường xuất khẩu cho bà con nơi đây.

Không chỉ trong các mô hình trồng  trọt, hiện nay sản xuất hữu cơ đang được bà con quan tâm và nhân rộng trên mọi lĩnh vực của nông nghiệp, tại tỉnh Thanh Hóa, chỉ chưa đầy 2 ha đất, trang trại chăn nuôi kết hợp ao thả cá giống và trồng cây ăn quả của gia đình ông Lê Trọng Thơm ở xứ Đồng Ngâu, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân đã cho doanh thu gần 11 tỷ đồng mỗi năm nhờ phương pháp chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Theo đó, quanh các khu chuồng  trại để chăn nuôi, gia đình ông đào 2 ao lớn chạy dài để nuôi cá. Khu vực bờ ao, dọc các đường bê tông trong trang trại và toàn bộ diện tích còn lại được gia đình trồng cây ăn quả. Với sự đầu tư bài bản, gia đình ông Thơm thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Còn tại phía Đông Bắc nước ta, tỉnh Tuyên Quang vốn nổi danh với đặc sản cam sành Hàm Yên. Tuy nhiên, diện tích cam của địa phương này liên tục sụt giảm trong những năm gần đây, đòi hỏi chính quyền gấp rút có những giải pháp để duy trì chất lượng và thương hiệu loại đặc sản này. Do đó, tỉnh Tuyên Quang hiện đang tập trung các giải pháp để duy trì diện tích hiện có cũng như phục hồi những diện tích cam bị nhiễm bệnh nhẹ. Và trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ là giải pháp được người trồng cam ở Hàm Yên nhân rộng sau nhiều năm đối diện với bài toán được mùa mất giá, được giá mùa cùng nguy cơ cam nhiễm bệnh ngày càng nhiều như hiện nay.

PHÓNG SỰ

Thưa quý vị và bà con, nhằm phục vụ ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền, địa phương, hiện nay những mô hình sản xuất, nuôi trồng hữu cơ đang được chú trọng phát triển trên phạm vi cả nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ đang là hướng đi đem lại giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường tự nhiên, giảm dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong chương trình hôm nay, Nông nghiệp Radio mời quý vị và bà con cùng tìm hiểu về hoạt động nuôi thủy sản hữu cơ đang diễn ra ở địa phương này qua ghi nhận của phóng viên Minh Sáng.

 Thưa quý vị và bà con, Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở Thành phố Hồ Chí Minh, có hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ phát triển. Lĩnh vực này chiếm hơn 90% giá trị sản xuất kinh tế trong nhóm ngành nông-lâm-thủy sản của toàn huyện và tạo công ăn việc làm cho khoảng 15% dân số ở địa phương. Hướng đến sự phát triển bền vững, chính quyền và người dân nơi đây đang chú trọng đẩy mạnh đầu tư những mô hình nuôi tôm sạch.

Mới đây, tại hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP cho biết, thành phố đang định hướng một nền nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao nhằm hỗ trợ người nông dân sản xuất mang lại hiệu quả cao, phát triển bền vững. Do đó, lực lượng khuyến nông đang hỗ trợ người dân huyện Cần Giờ tiếp cận các giải pháp công nghệ kỹ thuật hiện đại để giải quyết những khó khăn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.

ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP HCM: Khuyến nông thực hiện các nhiệm vụ là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất, cho người nông dân, cho hợp tác xã, tổ hợp tác  trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Và Khuyến nông cũng là một cái cầu nối giữa các viện, trường, các doanh nghiệp có những cái tiến bộ kỹ thuật, có những cái công nghệ hiện đại phù hợp với sản xuất để gắn với người nông dân. Từ đó nó tạo cái điều kiện thuận lợi cho cái việc ứng dụng các kỹ thuật để sản xuất. Thứ nhất là chúng ta sản xuất an toàn, sản xuất bền vững, tạo ra các sản phẩm có năng suất, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và cuối cùng là cái điều rất là quan trọng là nó phải có hiệu quả.

Việc phát triển nuôi tôm trên địa bàn huyện Cần Giờ đang được định hướng tập trung thay đổi cách thức xử lý môi trường truyền thống của bà con, giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất. Do đó, những giải pháp công nghệ kỹ thuật mới, nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn, hữu cơ, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường bằng việc giảm thiểu hóa chất đã được tuyên truyền để nhiều nông dân áp dụng. Ông Đoàn Hòa Bình- Phó Chủ tịch UBND xã Lý Nhơn, Huyện Cần Giờ chia sẻ:

PV 2: Trong những năm gần đây, bà con nuôi tôm trên địa bàn xã Lý Nhơn được tiếp cận với cái công nghệ. Phải nói là cái công nghệ mới áp dụng vào cái nuôi tôm công nghệ thì cái chất lượng cũng như là hiệu quả  sản xuất của bà con đạt hiệu quả rất là cao, nó gấp 5 - 6 lần so với cái trước đây bà con nuôi theo cái kiểu thông thường của truyền thống mình, thì nhờ vậy thì cái đời sống của bà con trên địa bàn của xã Lý Nhơn cũng được khám phá hơn. Qua các cái mùa vụ tôm thì với cái thành tích được khả quan hơn, bà con phấn khởi và tiếp tục đầu tư để áp dụng cái công nghệ cao vào để nuôi tôm trên địa bàn của xã.

Có thể thấy, phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, hướng hữu cơ là điều kiện quan trọng để có một nền kinh tế phát triển bền vững, thực hiện đúng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ mội trường. Song, để khuyến khích bà con ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm nói riêng và trong nôi trồng thủy sản nói chung, cần có sự tham gia tích cực của nhiều phía, từ nhà nước, các viện trường, đến doanh nghiệp và đặc biệt là sự cầu thị của các hộ nuôi tôm sạch. Tiến sĩ Lê Văn Tuấn- Giảng viên khoa Môi Trường, Đại học Huế, chuyên gia mảng phát triển các giải pháp kỹ thuật và các sản phẩm phục vụ cho nền nông nghiệp bày tỏ:

: Đầu tiên thì tôi nghĩ rằng những cái chương trình của kết hợp giữa Trung tâm khuyến nông và những cái đơn vị, công ty sự nghiệp là nên cần được thúc đẩy mạnh hơn và phải dựa trên cái thế mạnh của từng đơn vị, đơn vị đang mạnh về cái công nghệ, giải pháp phải được cái đơn vị trung tâm hỗ trợ trong cái giới thiệu, tiếp cận với bà con cũng như có những cái chính sách kịp thời từ các ban, ngành và ngay trong cái mạng lưới các doanh nghiệp có hướng tới cái nền nông nghiệp sạch cũng phải có những cái phối kết hợp với nhau để làm sao tạo ra một cái hệ sinh thái bền vững, hỗ trợ một cách là đầy đủ cho bà con và có thể đáp ứng được nhanh chóng các cái cái mong muốn của của bà con.

Thưa quý vị và bà con, chủ trương phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao đã được lãnh đạo huyện Cần Giờ nói riêng và TP HCM nói chung triển khai sâu rộng, toàn diện, bảo đảm vừa tái tạo nguồn lợi thủy sản vừa xây dựng được thương hiệu uy tín, tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, gắn với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới và phát triển an sinh xã hội trên địa bàn. Tin rằng những mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ sẽ ngày càng lan rộng, thay đổi thói quen sản xuất truyền thống của người dân, mang tới cho bà con nơi đây những vụ mùa thắng lợi, chất lượng tốt, sản lượng cao.

Nội dung vừa rồi đã kết thúc bản tin Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp radio  hôm nay, xin cảm ơn quý vị và bà con đã để tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Cả huyện đua nhau làm tôm sạch

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở Thành phố Hồ Chí Minh, có hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ phát triển. Hướng đến sự phát triển bền vững, chính quyền và người dân nơi đây đang chú trọng đẩy mạnh đầu tư những mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hướng hữu cơ.

Minh Sáng

Tin liên quan

Các chương trình

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Thời sự

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Diện tích trồng mía tại Thanh Hóa giảm gần 2,5 lần trong 10 năm; Dưa hấu nghịch vụ tăng giá.

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha
Thời sự

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha