Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Các công trình thủy lợi tại Đăk Lăk bị lấn chiếm tràn lan
Đã đến lúc chính quyền, ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk cần phải vào cuộc để kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm, trả lại công năng cho những công trình thuỷ lợi, cũng như đảm bảo an toàn cho các công trình.
Xuân Hào | 11:41 12/08/2022
- Hơn 400.000 người cùng hơn 2.300 phương tiện, 15 máy bay ứng phó bão số 2
Cơn bão số 2 đổ bộ vào nước ta trong những ngày qua và gây mưa lớn đã khiến nhiều địa phương thiệt hại về tài sản và hoa màu. Theo dự báo, tổng lượng mưa đợt này phổ biến trên 100-200mm, cục bộ tại một số nơi do tương tác địa hình mưa có thể lên tới trên 250mm. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa qua, đại diện Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, đơn vị đã ứng trực hơn 400.000 người huy động hơn 2.300 phương tiện các loại và 145 máy bay để sẵn sàng ứng phó với bão số 2. Theo nhận định, bão lần này diễn biến phức tạp, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Quỳnh Anh
- Thủy lợi tốt giúp nông dân yên tâm sản xuất lúa thu đông
Bên cạnh tập trung xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất vụ lúa thu đông tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang được kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn. Theo ngành nông nghiệp địa phương, Lúa thu đông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường phải canh tác trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt. Để đảm bảo thắng lợi vụ lúa này cần có hệ thống thủy lợi tốt.
Lê Hoàng Vũ
- Hàng loạt công trình hồ đập chậm tiến độ, khó đảm bảo vượt lũ
Mùa mưa lũ đang bước vào thời gian cao điểm nhưng nhiều hạng mục công trình nâng cấp, sửa chữa 12 hồ đập thủy lợi tại Hà Tĩnh chưa hoàn thành dù đã được bố trí đủ nguồn vốn. Theo đó, nguyên nhân khiến hàng loạt công trình chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng, thi công và giải ngân chậm, nguy cơ không đảm bảo tiến độ vượt lũ và an toàn của người dân. Để đẩy nhanh tiến độ, các nhà thầu cần tăng cường máy móc, vật tư, phương tiện tập trung thi công, đồng thời, xây dựng và sẵn sàng thực hiện ngay phương án ứng phó, tuyệt đối không để xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Thanh Nga
- Bình Phước cần hơn 10.000 tỷ đồng để phát triển hệ thống thủy lợi
Theo đề án nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Bình Phước, tỉnh cần nguồn vốn hơn 10.000 tỷ đồng để mở rộng các tuyến ống truyền tải cấp nước trên địa bàn, từng bước hình thành các khu vực cấp nước liên huyện, đồng thời, đầu tư xây mới nhiều công trình thủy lợi. Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025, Bình Phước đầu tư xây mới 12 công trình thủy lợi và nâng công suất gần 20 công trình nhà máy cấp nước.
Minh Trang
- Đua nhau lấn chiếm hành lang an toàn hồ thủy lợi
Hồ thủy lợi Próh, huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng là hồ chứa nước lớn, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho hơn 500ha lúa và rau màu, kết hợp nuôi cá, cải tạo môi trường và tạo điểm văn hóa cho bà con đồng bào địa phương. Tuy nhiên, những năm qua, hồ thủy lợi này lại bị nhiều người dân lấn chiếm khiến lòng hồ ngày càng bị thu hẹp. Trước sự lấn chiếm lòng hồ xảy ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới an toàn hồ đập, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều có văn bản chỉ đạo Sở NN&PTNT, UBND huyện Đơn Dương khẩn trương kiểm tra, lập hồ sơ, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tới nay việc xử lý các vi phạm trên đang gặp rất nhiều khó khăn do sự cản trở, không hợp tác của các đối tượng vi phạm.
Minh Hậu
MC1:
Thưa quý vị và bà con, tình trạng lấn chiếm hồ đập tại tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra phức tạp, nhiều vi phạm nghiêm trọng làm gia tăng nguy cơ mất an toàn đối với các công trình, tạo ra nhiều quả “bom nước thuỷ lợi” treo ở phía thượng nguồn. Các vi phạm chủ yếu là trồng cây trong phạm vi lòng hồ, đổ rác thải, nước sinh hoạt, một số trường hợp xây tường rào lấn chiếm bờ kênh… Đến nay, những trường hợp vi phạm chưa được xử lý triệt để vì có nhiều nguyên nhân. Phóng sự của Minh Quý, phóng viên Nông nghiệp radio thường trú tại Đăk Lawk.
Nhạc nền
MC 2
Thưa quý vị và bà con, tỉnh Đắk Lắk có 785 công trình thủy lợi, địa phương này đã phân cấp quản lý toàn bộ công trình cho các đơn vị. Những vi phạm, lấn chiếm hành lang an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm rất lớn của các đơn vị chủ quản và chính quyền, ngành chức năng cấp xã, cấp huyện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khiến các trường hợp vi phạm chưa được xử lý triệt để.
Theo ông Nguyễn Tiến Sỹ, Giám đốc chi nhánh huyện Ea Kar thuộc Công ty TNHH Một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, trước khi đơn vị nhận bàn giao quản lý công trình theo quyết định của UBND tỉnh thì các cấp đã cấp bìa đỏ cho người dân, do đó đơn vị không gỡ được các vấn đề lấn chiếm vi phạm hiện nay.
[Băng ông Nguyễn Tiến Sỹ]:
MC 2:
Hiện nay công ty đang quản lý 352 công trình. Nhìn chung các vi phạm phổ biến nhất là lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi ví dụ như trồng cây, đào ao trong phạm vi bảo vệ công trình. Tuy nhiên xử lý nó chưa được triệt để nó có nhiều lý do.
Theo ông Nguyễn Công Hạnh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình Thủy lợi Đắk Lắk, lý do cơ bản nhất là do công tác đo đạc, cắm mốc các công trình còn nhiều bất cập. Hiện nay, các công trình đã xây dựng từ lâu, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng chưa có nên khó khăn trong quá trình xử lý các vi phạm. Đặc biệt, có trách nhiệm rất lớn của chính quyền và ngành chức năng địa phương khi mà hàng loạt địa điểm vi phạm, lấn chiếm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
[Băng ông Nguyễn Công Hạnh]
MC 2:
Hàng năm theo nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp đã thành lập đoàn đi kiểm tra, thực hiện quản lý công tác khai thác, đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Từ cơ sở kiểm tra thực tế và tổng hợp số liệu địa phương báo cáo cho thấy, tình trạng vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hiện nay còn nhiều bất cập. Ông Nguyễn Thành Long, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Đắk Lắk cho biết, về trách nhiệm xử lý theo luật thủy lợi, đầu tiên đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình phải thường xuyên kiểm tra, thấy đối tượng vi phạm phải thông báo cho chính quyền nhân dân gần nhất.
[Băng Ông Nguyễn Thành Long]
MC 1
Thưa quý vị và bà con, Đắk Lắk có số lượng công trình thủy lợi lớn, phân bố rộng trên địa bàn toàn tỉnh; đa số các công trình thủy lợi được xây dựng lâu năm, được bàn giao về địa phương, đơn vị theo hiện trạng, chưa có nguồn kinh phí để đo đạc, lập hồ sơ giao đất, cắm mốc chỉ giới; sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý công trình và cơ quan chức năng ở địa phương chưa chặt chẽ, kịp thời. Thực trạng vi phạm, lấn chiếm tràn lan các công trình hồ đập tại tỉnh Đắk Lắk cho thấy đã có những bất cập trong công tác quản lý đất đai tại địa phương. Những vi phạm kéo dài đã kéo theo nỗi lo của rất nhiều hộ dân ở hạ nguồn các hồ đập khi nhiều công trình thuỷ lợi có nguy cơ trở thành “bom nước”. Đã đến lúc chính quyền, ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk cần phải vào cuộc để kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm, trả lại công năng cho những công trình thuỷ lợi, cũng như đảm bảo an toàn cho các công trình.
Minh Quý
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Thủy lợi và Phát triển hôm nay, chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn, xin cảm ơn quý vị và bà con đã để tâm theo dõi,
Các công trình thủy lợi tại Đăk Lăk bị lấn chiếm tràn lan
Đã đến lúc chính quyền, ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk cần phải vào cuộc để kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm, trả lại công năng cho những công trình thuỷ lợi, cũng như đảm bảo an toàn cho các công trình.
Xuân Hào
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.