Các hồ chứa tại Khánh Hòa thêm an toàn nhờ hệ thống van xả mới

trong công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi, 3 nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu là làm sao để vừa tích nước phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo an toàn công trình, đồng thời giảm thiệt hại cho vùng hạ du.

Xuân Hào  | 09:39 06/08/2022

Các hồ chứa tại Khánh Hòa thêm an toàn nhờ hệ thống van xả mới

Tự động

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi chương trình  Thủy lợi và Phát triển của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong chương trình ngày hôm nay.

  Trước tiên là những thông tin về hoạt động về công tác thủy lợi vừa diễn ra

$$$ Nhạc nền.

  • Bộ CT

Ông Phạm Trọng Thực- Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) mới đây cho biết, qua công tác kiểm tra cho thấy, các chủ hồ chứa đều thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy điện. Tại thời điểm kiểm tra, các hồ chứa thủy điện đều đang ở trạng thái làm việc bình thường. Trong quá trình vận hành, các nhà máy thủy điện đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với ngành nông nghiệp, các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, các cơ quan tại địa phương, thực hiện tốt đồng thời nhiệm vụ phát điện và nhiệm vụ cấp nước cho hạ du mùa khô, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện; đặc biệt trong quá trình điều tiết hồ trong mùa lũ đã giảm/cắt lũ, giảm thiệt hại cho hạ du. Tuy nhiên, theo ông Phạm Trọng Thực, qua xem xét báo cáo của các chủ đập, hồ chứa thủy điện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trước mùa mưa bão năm nay.

Quỳnh Anh

  • Yên Bái

Để đảm bảo vận hành an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão, theo bà Đoàn Kim Oanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Yên Bái, hằng năm tại mỗi hồ, đập đều xây dựng chi tiết quy trình vận hành, bảo trì công trình, quy trình kiểm tra sửa chữa, lắp đặt mới thiết bị giám sát, cảnh báo an toàn và thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn đối với những hồ, đập lớn. Bên cạnh những giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập, Yên Bái là một trong những tỉnh sớm hoàn thành việc xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du của các hồ, đập, xác định được khả năng thoát lũ sau tràn từ các hồ chứa. Theo đó, tỉnh đã tính toán tuyến lũ quét và phạm vi dự kiến ngập lụt, từ đó xác định các khu vực phải sơ tán người và tài sản; xác định con đường ứng cứu, đường sơ tán và phương tiện trợ giúp sơ tán hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Trung Quân

  • Hòa Bình

Trước mùa mữa bão năm nay, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình đã triển khai nhiều phương án nhằm đảm bảo an toàn cho hơn 200 hồ, đập lớn cũng như nhiều công trình thuỷ lợi khác do đơn vị quản lý. Công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, phát dọn cây cỏ tại các hồ, đập được đơn vị chú trọng thực hiện. Theo ông Bùi Thanh Hải Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình, công ty luôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác quản lý nước và công trình, không để tình trạng tháo nước bừa bãi, do vậy, những năm gần đây cơ bản đáp ứng được số diện tích tưới, tiêu theo kế hoạch. Bên cạnh đó, các đơn vị sở tại phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp với từng loại cây trồng nên đã tiết kiệm được nguồn nước điều tiết từ các công trình đảm bảo phục vụ sản xuất.

Phạm Hiếu

  • Bình Thuận

Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, đảm bảo an toàn hồ, đập thủy điện, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Sở, ngành, địa phương phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá an toàn vận hành đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc các đơn vị chủ đập, hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa và chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp do sự cố thiên tai gây ra, nhất là sự cố về sạt lở và bão lũ… Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra. Phối hợp với các địa phương có công trình thủy điện để thực hiện tốt việc điều tiết, xả lũ đảm bảo an toàn công trình, tài sản và tính mạng của người dân vùng hạ du. Chuẩn bị hàng hóa vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trong mọi tình huống, nhất là các khu vực dễ bị chia cắt, cô lập do thiên tai gây ra.

Kim Sơ

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và bà con, trong công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi, 3 nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu là làm sao để vừa tích nước phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo an toàn công trình, đồng thời giảm thiệt hại cho vùng hạ du. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ chứa là rất cần thiết. Tại Khánh Hòa, từ năm 2017 đến nay, nhiều hồ chứa có cửa van điều tiết lũ đã lắp đặt các trạm đo mưa tự động nhằm giúp đơn vị quản lý chủ động trong công tác điều tiết lũ, đảm bảo an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du và đảm bảo tích nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp năm sau.

Nhạc nền:

MC2:

Dưới cái nắng gay gắt của những ngày cuối tháng 7, chúng tôi có mặt tại hồ chứa nước Hoa Sơn, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, chúng tôi chứng kiến hồ chứa này vẫn còn đầy nước, dù việc cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu đã đảm bảo được 2/3 chặng đường.

Hồ Hoa Sơn có dung tích thiết kế hơn 19 triệu m3, được khởi công xây dựng vào năm 2006 và bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2010. Hiện, hồ này cấp nước sinh hoạt trên 2.000 m3 mỗi ngày đêm và phục tưới tiêu cho diện tích đất canh tác lớn tại 3 xã Vạn Khánh, Vạn Phước và Vạn Long thuộc huyện Vạn Ninh. Qua nhiều năm, hồ vẫn còn thừa nước so với năng lực phục vụ canh tác.

Dẫn chúng tôi tham quan hồ chứa nước Hoa Sơn, ông Mai Xuân Trọng, Trưởng Chi nhánh huyện Vạn Ninh - Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa chia sẻ, trong công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi, làm sao đảm bảo 3 nhiệm vụ vừa tích nước phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo an toàn công trình, vừa giảm thiệt hại cho vùng hạ du là rất quan trọng.

Theo đó, trước năm 2017, hồ Hoa Sơn trong quá trình điều tiết xả lũ trong mùa mưa, Công ty nhận thấy còn nhiều bất cấp nên đã giải quyết bằng cách lắp đặt trạm đo mưa tự động. Hệ thống này đã giúp Công ty cập nhập được thông tin và biết được lượng mưa trước đó nhiều tiếng đồng hồ trên lưu lực hồ Hoa Sơn. Từ đó, đơn vị quản lý có thể chủ động điều tiết xả lũ trước một phần dung tích hồ chứa để tăng dung tích phòng lũ.

[Băng ông Mai Xuân Trọng]

MC 2:

Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa giao và quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi gồm 18 hồ chứa, hơn 30 đập dâng và 500 km kênh mương, nhiều trạm bơm tưới với diện tích tưới hàng năm trên 31.000ha và cấp nước nước dịch vụ khác với số lượng lớn.

Để thuận lợi trong quản lý, vận hành công trình thủy lợi, hiện Công ty đã lắp đặt hơn 20 trạm đo mưa tự động trên 8 hồ chứa có cửa van điều tiết lũ gồm hồ Hoa Sơn, Đá Đen, Đá Bàn, Cam Ranh, Tà Rục, Suối Hành, Suối Dầu và Am Chúa.

Ông Đinh Tấn Thành, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình- Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cho biết, qua việc lắp đặt trạm đo mưa tự động, công tác quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi của Công ty đạt nhiều hiệu quả cao. Đồng thời, đảm bảo được an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du và đảm bảo tích nước để cấp nước cho sản xuất năm sau.

[Băng  Ông Đinh Tấn Thành]

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, để việc quản lý, vận hành công trình thủy lợi thuận lợi hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin cần được đẩy mạnh. Trong thời gian tới, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa sẽ tiếp tục lắp đặt trạm đo mưa tự động cho các hồ xả tràn tự do. Ngoài ra, đơn vị cũng lắp đặt hệ thống camera giám sát tự động tại các hồ chứa nước do Công ty quản lý nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, vận hành công trình cũng như quan sát được tổng thể hồ chứa, giám sát lưu lượng điều tiết lũ và những vùng ngập lụt ở hạ du.

Kim Sơ

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Thủy lợi và Phát triển hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị à bà con trong những chương tình sau:

Tự động

Các hồ chứa tại Khánh Hòa thêm an toàn nhờ hệ thống van xả mới

trong công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi, 3 nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu là làm sao để vừa tích nước phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo an toàn công trình, đồng thời giảm thiệt hại cho vùng hạ du.

Xuân Hào

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng