Các tỉnh miền Trung ứng phó với diễn biến mưa lũ phức tạp
Mưa liên tục trong những ngày qua khiến nước trên các dòng sông tại 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế lên cao, gây ngập nhiều khu dân cư, diện tích cây trồng, ao nuôi thủy sản, chuồng trại chăn nuôi.
Võ Dũng - Công Điền | 06:33 20/11/2023
Các tỉnh miền Trung ứng phó với diễn biến mưa lũ phức tạp
MC1Chào
Thưa quý vị và bà con!
Mưa liên tục trong những ngày qua đã khiến nước trên các dòng sông tại 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lên cao, gây ngập nhiều khu dân cư, diện tích cây trồng, ao nuôi thủy sản, chuồng trại chăn nuôi. Trong ngày 15/11, hầu hết các địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế ngập trong nước lũ. Gần 1 nghìn nhà dân tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bị ngập. Lực lượng chức năng và người dân đã làm gì để ứng phó trước những diễn biến thất thường của thời tiết trong những ngày vừa qua?
Ghi nhận của các PV Võ Dũng và Công Điền tại 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
MC 2:
Người dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ lâu đã quen với việc ứng phó mưa lũ hàng năm. Tuy nhiên, sáng 15/11, nước dâng lên bất ngờ, vượt đỉnh lũ năm 2020, nhiều hộ dân rơi vào bị động, trở tay không kịp. Hầu hết các địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế đều bị ngập. Nặng nhất là thành phố Huế, huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà.
Chị Lê Thị Hội, người dân tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà cho biết.
Phỏng vấn chị Lê Thị Hội
Tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù đã chủ động ứng phó nhưng nước lên quá nhanh, người dân chỉ kịp kê cao các tài sản có giá trị, nhiều nông sản ngập nước, không ít diện tích hoa màu thiệt hại.
Ông Hoàng Công thông, người dân xã Quảng thọ cho hay.
Phỏng vấn Ông Hoàng Công thông
Trong đêm 15/11, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trời vẫn tiếp tục đổ mưa, nước trên các dòng sông vẫn tiếp tục lên cao. Thành phố Huế chìm trong biển nước. Trên 1,3 nghìn ngôi nhà ngập nặng; nhiều tuyến đường giao thông, các công trình thủy lợi bị sạt lở, vùi lấp. Toàn tỉnh có 25 khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
Trước diễn biến thất thường của thời tiết, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra công điện khẩn yêu cầu các địa phương, các ngành chức năng và người dân chủ động ứng phó với mưa lũ.
Ông Đặng Văn Hoa Chánh văn phòngBan chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết.
Phỏng vấn ông Đặng Văn Hoa
Còn tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, mưa lớn trong ngày 15/11 cũng khiến gần 1 nghìn ngôi nhà, nhiều tuyến đường ngập sâu. Chính quyền địa phương đã phải di dời khẩn cấp 148 hộ với 415 nhân khẩu đến khu vực tránh trú an toàn. Nước lũ nhấn chìm 5 ha hoa màu; làm vỡ 0,35 ha nuôi trồng thủy sản; sạt lở 120 m kênh mương thủy lợi, 35 mét đê kè, 300m kè đường liên thôn; mố cầu Hải Tân sụt lún 0,5m; 10m hàng rào trường học bị sập. Tại các tuyến đường bị ngập, nhiều tấm biển cảnh báo nguy hiểm đã được dựng lên để ngăn người dân qua lại.
Ông Văn Ngọc Tiến Đức, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết, điều quan trọng nhất là đảm bảo tính mạng cho người dân và giảm thiểu thiệt hại về tài sản.
Phỏng vấn Ông Văn Ngọc Tiến Đức
MC 1
Thưa quý vị và bà con!
Nước trên các dòng sông tại Quảng Trị đang rút chậm nhưng trong đêm 15/11 trời vẫn tiếp tục mưa. Nước trên các sông sông tại Thừa Thiên Huế vẫn lên cao. Người dân, chính quyền địa phương cần chủ động ứng phó để tránh thiệt hại về tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản.
MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực phòng chống thiên tai trên cả nước.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện ngày 15/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ. Theo đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Tiếp tục chỉ đạo, huy động lực lượng tổ chức rà soát, kịp thời phát hiện, chủ động sơ tán, di dời ngay người và phương tiện ở những khu vực nguy hiểm. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
MC 2: tin 2
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến chiều tối qua, ngày 15/11, mưa lũ đã làm 2 người chết, 3 người mất tích. Ngập lụt, sạt lở đất tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ. Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa to đến rất to đã làm lũ trên các sông Hương, sông Bồ vượt mức báo động III, gây ngập lụt nhiều khu vực, nhiều tuyến đường lớn ngập sâu hơn 1m. Trên địa bàn xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế mưa lớn cũng làm sạt lở đất từ một quả đồi xuống nhà một hộ dân, khiến hai vợ chồng bị mắc kẹt bên trong. May mắn, sự việc được phát hiện sớm, lực lượng chức năng địa phương và người dân xung quanh đã giải cứu các nạn nhân kịp thời.
MC 1: tin 3
Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Thuận thông tin, dưới tác động của sóng biển và triều cường, khu vực bờ biển xã Cà Ná, huyện Thuận Nam bị sóng xâm thực sâu vào đất liền từ 10 - 20m, ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản, tính mạng của hơn 550 hộ dân. Tương tự tại khu phố Ninh Chữ 1, thị trấn Khánh Hải huyện Ninh Hải, mấy ngày nay không ít gia đình sống ven biển ở đây cũng bất an mỗi khi sóng to. Chính quyền địa phương đã khảo sát việc xây bờ kè chắn sóng biển để bảo vệ tài sản, đời sống người dân ven biển hai khu vực này. Tuy nhiên, theo dự kiến, kinh phí để xây dựng kè chắn song bảo vệ khu dân cư xã Cà Ná hết khoảng 150 tỉ đồng, bờ kè khu phố Ninh Chữ 1 mất khoảng 70 tỉ đồng mà nguồn vốn ngân sách địa phương hạn chế, khó cân đối để kịp thời thực hiện đầu tư. Vậy nên, tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất cấp có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương hỗ trợ kinh phí.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình PCTT của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Các tỉnh miền Trung ứng phó với diễn biến mưa lũ phức tạp
Mưa liên tục trong những ngày qua khiến nước trên các dòng sông tại 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế lên cao, gây ngập nhiều khu dân cư, diện tích cây trồng, ao nuôi thủy sản, chuồng trại chăn nuôi.
Võ Dũng - Công Điền
Tin liên quan
Các chương trình
Với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, người Sán Chay đã từng bước hình thành nên mô hình du lịch cộng đồng.
Sầu riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố thời tiết nên những năm gần đây, tỷ lệ nhà vườn xử lý thành công sầu riêng vụ nghịch không cao.