Cải tạo đất bạc màu với canh tác hướng hữu cơ thuận thiện

Thời gian gần đây, trên vùng cát bạc màu xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhiều mô hình cải tạo đất, canh tác hữu cơ được ứng dụng cho hiệu quả cao.

Tâm Phùng  | 14:55 22/07/2024

Cải tạo đất bạc màu với canh tác hướng hữu cơ thuận thiện

Tự động

Cải tạo đất bạc màu với canh tác hướng hữu cơ thân thiện

 

Thực hiện: Tâm Phùng

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quí vị và bà con, lâu nay, trên vùng cát bạc màu xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều người đầu tư trồng các loại cây ăn quả, nhưng do đất thiếu dinh dưỡng nên việc canh tác gặp nhiều khó khăn và không mang lại hiệu qua kinh tế. Nhiều hộ dân chỉ sử dụng vùng đất bạc màu này để trồng các loại cây lâm nghiệp như keo tràm, bạch đàn… Nhưng với bản tính vượt khó của người vùng cát, thời gian gần đây, nhiều mô hình cải tạo đất cho hiệu quả kinh tế cao đã hình thành trên vùng cát bỏng. Phóng sự của phóng viên Tâm Phùng:

# tiếng gió cát…

MC2: Bắt đầu từ năm 2020, anh Nguyễn Ngọc Cương, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tâm An ở xã Lý Trạch, đã mạnh dạn mở trang trại trồng cây ăn quả canh tác theo hướng hữu cơ thuận thiên. Mô hình đã cho hiệu quả kinh tế cao và cải tạo đất theo hướng tăng độ phì nhiêu. Từ vùng đất cát bạc màu đã trở thành đất sản xuất giàu dinh dưỡng đối với cây trồng.

Những người làm vườn đã mạnh dạn áp dụng lối canh tác mới trên vùng đất cát bạc màu. Trong quá trình canh tác, hạn chế tác động vào đất mà chỉ tạo môi trường cho hệ sinh vật phát triển tự nhiên làm đối tác phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng phương pháp hữu cơ.

Ngoài trồng theo hướng hữu cơ, cây trồng được chăm bón bằng các loại phânorganic, lựa chọn những chế phẩm vi sinh nấm đối kháng với sâu bệnh để phòng trừ sâu bệnh cho cây Na. Vườn để đất tự nhiên, không “làm phiền” đất, tức là hạn chế việc cào xới, cuốc đất. Đối với cỏ dại, nhà vườn không nhổ mà chỉ dùng máy cắt cỏ. Lượng cỏ cắt ra không phải dọn đi mà cho rãi đều trên mặt đất, để làm lớp thảm che cho đất ẩm và tăng thêm độ mùn tơi. Việc bón phân cũng đơn giản là rãi đều lên mặt đất, cách gốc cây theo khoảng cách nhất định. Hàng ngày, lượng nước tưới vừa phải để cho phân bón hữu cơ ngấm dần vào đất từ trên bề mặt. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Ngọc Cương cho biết:

Phỏng vấn 1…

Cũng theo anh Cương, trước đây vườn cây chủ yếu là trồng các loại ổi nữ hoàng, ổi không hạt… Tuy nhiên, giống ổi trồng khi đó không phù hợp lắm với thổ nhưỡng nơi này. Sau đó, vườn tiếp tục thử nghiệm thêm nhiều giống cây ăn quả mới và nhận thấy cây na Đài Loan là phù hợp nhất với chất đất ở đây nên quyết định đầu tư thực hiện.

Sau mỗi vụ, cây na Đài Loan được chọn tỉa và cắt cành. Những cành mới sẽ cho nhiều hoa hơn. Vào cuối ngày, nhà vườn phải thụ phấn cho hoa để có được quả nhiều hơn. Khi quả na lớn bắng nắm tay người lớn, nhà vườn dùng bao hữu cơ để bọc quả nhằm tránh các loại bướm, sâu bệnh xâm nhập hại quả. Những túi bọc này sẽ được tái sử dụng trong 2 vụ và sau đó tự hủy trên đất và tăng thêm độ mùn chứ không cần thu dọn.

Những vụ đầu tiên, khi thu hoạch, quả na có trọng lượng trung bình từ 0,4-0,8kg. Với diện tích 1,2 ha, mùa đầu tiên  cho sản lượng khoảng 3 tấn quả có chất lượng cao. Khi xuất bán, tùy theo thị trường tiêu thụ mà na có giá từ 80-130 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ đi chi phí, nhà vườn cũng có lợi nhuận thu về hơn 200 triệu đồng. Anh Cương cho biết thêm:

Phỏng vấn 2…

Mô hình trông na Đài Loan trên vùng cát bạc màu canh tác hướng hữu cơ của Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tâm An cũng đã được Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư tỉnh Quảng Bình hỗ trợ kỹ thuật, phân bón…Từ mô hình sẽ mở ra hướng đi mới trong áp dụng sản xuất hữu cơ làm tăng hiệu quả sản xuất trên những vùng đất bạc màu. Qua trao đổi, ông  Lê Thuận Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình, cho biết:

Phỏng vấn 3 (ông Lê Thuận Trung)

MC1: Thưa quý vị và bà con, hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tâm An đã có 8 thành viên tham gia và diện tích đất được đưa vào cánh tác hướng hữu cơ trồng na Đài Loan được trên 5 ha và đang hướng mở rộng sản xuất, khẳng định thành công của mô hình. Sau khi đánh giá mô hình na Đài Loan, huyện Bố Trạch sẽ có chủ trương mở rộng diện tích, xây dựng vùng sản xuất na. Huyện cũng sẽ hướng dẫn, định hướng cho Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tâm An xây dựng sản phẩm na Đài Loan theo hướng hữu cơ và sản phẩm OCOP của địa phương.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Để phát triển ngành hàng hồ tiêu bền vững, tỉnh Ðắk Nông đang tập trung nâng cao chất lượng và phát triển liên kết chuỗi giá trị, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt – GAP thông qua chương trình hỗ trợ được tỉnh Ðắk Nông ban hành. Tỉnh ưu tiên phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng sinh học, sản xuất hữu cơ; phát huy lợi thế chỉ dẫn địa lý sản phẩm để xây dựng các nhãn hiệu, tiến tới tạo lập thương hiệu hồ tiêu Ðắk Nông trên thị trường. Ðịnh hướng đến năm 2025, tỉnh phát triển được bảy vùng hồ tiêu hữu cơ với diện tích 650 ha, đến năm 2030 phát triển 13 vùng hồ tiêu hữu cơ với diện tích 1.900 ha... Hiện nay, việc sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng bền vững đã và đang được thực hiện hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm của Ðắk Nông. Ðến hết năm 2023, tỉnh có 24 cơ sở thực hiện sản xuất hồ tiêu theo các tiêu chuẩn chứng nhận, với diện tích trên 3.100 ha.

MC 2: tin 2

Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, thời gian qua, đơn vị cùng phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức lớp tập huấn ToT về sản xuất phân hữu cơ truyền thống theo kinh nghiệm Nhật Bản. Qua đó, cơ quan chuyên môn chuẩn bị tốt các nguồn nguyên liệu cám, phân bò khô, phân gà đệm lót sinh học, rơm để thực hành việc ủ phân. Tỷ lệ phân chuồng chiếm khoảng 90% khối lượng ủ, thời gian ủ dự kiến là 90 ngày...  Đồng thời tổ chức tọa đàm chuyên đề về tư duy và thái độ làm nông nghiệp. Qua đó, nông dân tham gia hiểu về kỹ thuật ủ phân theo phương pháp hiếu khí của Nhật Bản góp phần tận dụng phụ phẩm ngành chăn nuôi, trồng trọt tại chỗ để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, cải thiện chất lượng đất đai và hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng chất lượng nông sản.

MC 1: tin 3

Từ nhiều năm nay, để nông dân được tiếp cận với những giải pháp khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cho hàng nghìn lượt nông dân trên địa bàn tham dự tập huấn các nội dung về ứng dụng IMO và MEVI xử lý rác hữu cơ, phụ phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng các giải pháp khoa học trong sản xuất nông nghiệp giúp nông dân tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ. Bên cạnh đó, nông dân cũng giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Cải tạo đất bạc màu với canh tác hướng hữu cơ thuận thiện

Thời gian gần đây, trên vùng cát bạc màu xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhiều mô hình cải tạo đất, canh tác hữu cơ được ứng dụng cho hiệu quả cao.

Tâm Phùng

Tin liên quan

Các chương trình

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm
Phóng sự

Người Bana tại nhiều ngôi làng của tỉnh Kon Tum đã cùng nhau xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các giá trị bản địa.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm
Hàng vạn quả bưởi Soi Hà đã lên đường sang Anh quốc
Phóng sự

Đây cũng mở ra cơ hội lớn giúp nâng cao giá trị và thương hiệu của giống bưởi Soi Hà, loại bưởi đặc sản thơm ngon số 1 xứ Tuyên.

Hàng vạn quả bưởi Soi Hà đã lên đường sang Anh quốc