Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi; Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp; Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn.

Quỳnh Anh  | 10:34 14/11/2024

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi

Tự động

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 14/11 sẽ có những nội dung chính sau: Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi; Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp; Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 14/11/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi

Thưa quý vị và bà con, chiều qua, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị Quản lý vận hành hồ chứa thủy lợi. Thông tin tại hội nghị cho biết, hiện cả nước đã xây dựng được trên 7.300 đập, hồ chứa thủy lợi, tổng dung tích trữ khoảng 70 tỷ m3. Tuy nhiên thời gian qua, dung tích các hồ chứa đều tăng, đây là vấn đề lớn mà Bộ NN-PTNT đã và đang làm việc với Cục Thủy lợi cùng các cơ quan liên quan tìm kiếm giải pháp. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, việc vận hành hồ thủy lợi hiện nay cần đảm bảo yếu tố đa mục tiêu. Bên cạnh đó, từ bão số 3 cho thấy, vận hành hồ chứa, đặc biệt là hồ chứa liên vùng đặt ra vấn đề làm thế nào vận hành hiệu quả để đảm bảo nước trong hồ chứa thủy lợi là nguồn tài nguyên. Việc cảnh báo sớm, cảnh báo xa còn yếu và điều này cần được đầu tư bằng khoa học công nghệ. Đây là những câu chuyện lớn trong quản lý và vận hành hồ chứa thủy lợi.

  • Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 - 15/11, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Cục Thủy sản phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức lớp tập huấn về nuôi biển công nghiệp, thu hút sự khoảng 200 học viên là cán bộ Sở NN-PTNT, người dân từ 8 tỉnh, thành phố có biển gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản nhấn mạnh, Việt Nam có tiềm năng lớn về nuôi biển nhưng để phát triển bền vững đòi hỏi phải có kiến thức nền tảng và sự đào tạo bài bản. Lớp tập huấn này là một phần trong nỗ lực giúp người dân bước vào ngành công nghiệp nuôi biển một cách chuyên nghiệp, từ đó có thể liên kết thành các tổ hợp tác và sản xuất theo chuỗi, giúp người dân nhanh chóng nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh tế.

  • Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn

Theo kết quả điều tra dịch hại cây trồng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, từ tháng 5 đến nay, rừng bạch đàn ở tỉnh xuất hiện tình trạng cháy lá, khô cành, tổng diện tích nhiễm trên 800 ha. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 1 ha, diện tích nhiễm trung bình trên 660 ha, diện tích nhiễm nặng gần 150 ha. Sau khi phát hiện bệnh, Chi cục đã có hướng dẫn biện pháp phòng trừ gửi trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện. Cùng đó đề nghị các trung tâm mở rộng tuyến điều tra, chủ động theo dõi, nắm chắc diễn biến phát sinh, phát triển của bệnh trên rừng bạch đàn. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến cáo người dân thường xuyên thăm rừng, chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Nhờ đó, đến nay, bệnh gây hại bạch đàn đã giảm, người dân đã thực hiện các biện pháp phòng trừ được trên 465 ha.

  • Quảng Nam đặt mục tiêu xử lý dứt điểm 80 tàu cá '3 không' trong tháng 11

Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam cho biết, đến đầu tháng 11, tỉnh còn 80 cá tàu "3 không": không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Tỉnh đặt mục tiêu trong tháng 11, toàn bộ số tàu này sẽ được Chi cục Thủy sản, các địa phương ven biển, bộ đội biên phòng phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cho các chủ tàu đăng ký, được cấp giấy phép khai thác và được đăng kiểm đầy đủ. Trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, cũng từ nay đến hết tháng 11, Chi cục Thủy sản Quảng Nam sẽ phối hợp với các đồn biên phòng tuyến biển kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn không cho các tàu cá không đảm bảo các quy định ra vào biển. Đồng thời, triển khai ngay việc giám sát sản lượng khai thác hải sản tại các xã, phường có bến cá tư nhân, bến cá truyền thống.

  • HCM sẽ số hóa 100% điểm du lịch nông thôn

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững, TP.HCM đã đưa ra Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số đến năm 2025. Theo đó, TP đặt mục tiêu 100% các điểm du lịch nông thôn được công nhận sẽ được số hóa và kết nối trên các nền tảng quảng bá du lịch số. Điều này bao gồm việc sử dụng công nghệ để quảng bá các điểm du lịch, đồng thời ứng dụng các giao dịch điện tử trong 50% các điểm du lịch nông thôn. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành du lịch nông thôn, giúp thu hút và nâng cao trải nghiệm cho du khách.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động tới mọi lĩnh vực của kinh tế xã hội cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, sản lượng nông sản, việc nghiên cứu ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng thích nghi trước yếu tố thời tiết khắc nghiệt và đáp ứng yêu cầu thực tiễn là điều cần thiết.   Là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những năm qua, Viện nghiên cứu ngô đã thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về cây ngô, cho ra nhiều giống ngô mới phục vụ sự phát triển của ngành nông nghiệp. Ông Vương Huy Minh, Viện phó Viện Nghiên cứu Ngô chia sẻ về một số công nghệ chọn tạo giống ngô mà Viện đang áp dụng, nghiên cứu.

Băng:

Bảo Thắng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 14/11/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục Tham gia đoàn công tác của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp tục chuyến công tác nước ngoài.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp báo cáo nội dung đoàn công tác Hội nghị Bộ trưởng tiểu vùng Mekong mở rộng. Sau đó, Làm việc với doanh nghiệp, hiệp hội về thủ công mỹ nghệ.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Hội nghị Khoa học công nghệ Thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025).

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo Chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện Dự án Phát triển TP Hải Phòng thích ứng với Biến đổi khí hậu. Nghe Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Sau đó, Nghe báo cáo Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2022 của Bộ NN - PTNT hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Họp về một số nội dung của Cục Trồng trọt.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi; Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp; Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 14/11/2024: Nam bộ chuẩn bị đón triều cường
Thời sự

Nam Bộ chuẩn bị bước vào kỳ triều cường giữa tháng 10 âm lịch. Mực nước mỗi ngày sẽ lên cao dần và đạt đỉnh triều trong những ngày tới.

Thời tiết nông vụ ngày 14/11/2024: Nam bộ chuẩn bị đón triều cường
Tăng cường nội lực và đoàn kết, chia sẻ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Thời sự

Tăng cường nội lực và đoàn kết, chia sẻ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai; Bắc Kạn ra công điện khẩn phòng chống cháy rừng.

Tăng cường nội lực và đoàn kết, chia sẻ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai