Chiếc áo mới cho sản phẩm từ làng từ quê

Điểm nổi bật nhất trong sự thay đổi của Bộ tiêu chí lần này là đã khẳng định được sản phẩm OCOP là một sản phẩm đặc trưng của một cộng đồng làng, xã.

Quỳnh Anh  | 11:25 09/03/2023

Chiếc áo mới cho sản phẩm từ làng từ quê

Tự động

Định vị và phân cấp rõ hơn sản phẩm OCOPsau hơn 4 năm triển khai, đến nay, chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP đã lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở cả 63 tỉnh, thành của nước ta và trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới của các địa phương.

Trong hành trình lan tỏa những giá trị của chương trình OCOP, ngoài sự tham gia tích cực của các chủ thể, HTX, doanh nghiệp và sự tuyên truyền, điều hành từ chính quyền địa phương, Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở quan trọng để các chủ thể, các địa phương xác định được tiềm năng, lợi thế và đặc biệt là những hạn chế của sản phẩm. Đồng thời là cơ sở để chúng ta công nhận sản phẩm, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Bộ tiêu chí của giai đoạn vừa qua, từ 2018 – 2020 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Ông Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP chỉ rõ:

Băng ông Đào Đức Huấn:

Một trong những ý nghĩa trọng tâm của Chương trình OCOP là việc thúc đẩy sự phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với phụ nữ. Trong đó có việc quy hoạch vùng nguyên liệu đặc sản của các địa phương và bảo tồn những câu chuyện mang tính nhân văn của vùng, miền. Song, với những hạn chế vừa nêu, Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá cũ vẫn chưa thực sự nêu bật được vấn đề này.

Do vậy, từ sự tham mưu của Bộ NN-PTNT, ngày 24/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định mới về Bộ tiêu chính và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP để thay thế Bộ tiêu chí cũ, khắc phục những hạn chế tồn tại và dần hoàn thiện cơ sở đánh giá của Chương trình. Theo đó, một số tiêu chí mới được bổ sung nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số…  Cùng với đó, nâng cao vai trò và giá trị cộng đồng; tính đặc trưng của sản phẩm thông qua câu truyện sản phẩm; nâng cao yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn và giảm bớt các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm quan.

Theo ông Phương Đình Anh, Phó Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương, Bộ tiêu chí mới được ban hành đã khắc phục những hạn chế trong giai đoạn cũ, cơ bản gồm 3 nội dung chính.

Băng ông Phương Đình Anh 1:

Cũng theo ông Phương Đình Anh, những điểm nghẽn trong giai đoạn cũ đã được giải quyết triệt để ở Bộ tiêu chí mới ban hành. Trong đó, điểm nổi bật nhất trong sự thay đổi của Bộ tiêu chí lần này là đã khẳng định được sản phẩm OCOP là một sản phẩm đặc trưng của một cộng đồng làng, xã.

Băng ông Phương Đình Anh 2:

Được mệnh danh là vùng đất trăm nghề, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là một lợi thế lớn để Thành phố thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Phát huy tốt những tiềm năng, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao cũng nhiều nhất. Song, theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội, việc thực hiện đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí giai đoạn vừa qua tại địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn về vấn đề vùng nguyên liệu, phân nhóm sản phẩm, nhân lực tham gia đánh giá… song Bộ tiêu chí mới được ban hành đã giải quyết tốt điểm nghẽn lớn nhất mà Thành phố gặp phải.

Băng ông Nguyễn Văn Chí:

Thưa quý vị và bà con, bốn năm qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành nông nghiệp là chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy suất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường; khơi dậy tiềm năng, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Qua quá trình triển khai, khi những hạn chế bộc lộ, Bộ tiêu chí mới đã được ban hành để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới của chương trình. Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ NN-PTNT và sự đồng hành của các địa phương, từng chủ thể tham gia, Chương trình sẽ ngày càng hoàn thiện, tiếp tục khơi dậy và phát triển tiềm năng của từng xã, từng thôn bản của nước ta, đóng góp tích cực vào hành trình xây dựng nông thôn mới của cả nước, đưa nông thôn Việt Nam thực sự trở thành những miền quê đáng sống. 

Tự động

Chiếc áo mới cho sản phẩm từ làng từ quê

Điểm nổi bật nhất trong sự thay đổi của Bộ tiêu chí lần này là đã khẳng định được sản phẩm OCOP là một sản phẩm đặc trưng của một cộng đồng làng, xã.

Quỳnh Anh

Các chương trình

Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU
Thời sự

Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU; Rà soát toàn bộ chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn thực phẩm; Sương muối gây ảnh hưởng nhiều diện tích cà phê.

Tiếp tục thực hiện đợt cao điểm xử lý vi phạm IUU
Thời tiết nông vụ ngày 16/01/2025: Miền Bắc vẫn rét, miền Trung vẫn mưa
Thời sự

Thời tiết trên cả nước tiếp tục mang đậm nét đặc trưng của vùng. Từ mùa đông miền Bắc đến ẩm ướt miền Trung và sự ấm áp, rực rỡ của miền Nam.

Thời tiết nông vụ ngày 16/01/2025: Miền Bắc vẫn rét, miền Trung vẫn mưa