Chiến lược nào để phát triển bền vững ngành thủy sản?

Không dừng lại ở mục tiêu 1 triệu ha lúa chuyên canh; Xây dựng trung tâm nông nghiệp vùng ĐBSCL thành điểm đến đa mục tiêu; Chuẩn hóa quy định ứng dụng thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật; Chiến lược nào để phát triển bền vững ngành thủy sản?

Xuân Hào  | 

Chiến lược nào để phát triển bền vững ngành thủy sản?

Tự động
  • Không dừng lại ở mục tiêu 1 triệu ha lúa chuyên canh

Hôm qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục nghe đề án “Sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến xuất khẩu.” Bộ trưởng cho rằng, Đề án không chỉ dừng lại ở mục tiêu 1 triệu ha chuyên canh mà cần hướng tới việc nâng cao giá trị ngành hàng và gia tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, Cục trồng trọt cần xác định thang đo cho từng mục tiêu để có kế hoạch thực hiện đề án phù hợp và sát thực tiễn.

Tùng Đinh

  • Xây dựng trung tâm nông nghiệp vùng ĐBSCL thành điểm đến đa mục tiêu

Báo cáo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ hôm qua, Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho biết, dự kiến Trung tâm có tên giao dịch tiếng Việt là “Trung tâm kinh tế Nông nghiệp Đồng Bằng sông Cửu Long” với diện tích 450 ha. Nghe báo cáo đề án, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Cần Thơ và các ngành chức năng tham gia xây dựng dự thảo cần xác định rõ mục tiêu và ý nghĩa khi hình thành trung tâm. Đồng thời, các đơn vị cần bám sát tờ trình 547 của chính phủ trình quốc hội nêu rõ việc thành lập trung tâm “Một điểm đến đa mục tiêu”.

Quỳnh Anh

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ giới hóa trong sản xuất cây ăn trái đạt trên 70%

Hôm qua, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo “cơ giới hóa trong sản xuất trái cây”. Theo đó, tỉnh Tiền Giang nói riêng và nhiều địa phương thuộc ĐBSCL có mức độ cơ giới hóa cao, trong đó, khâu chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật cây hàng năm đạt trên 70%. Tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa ở một số khâu còn thấp, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của các địa phương. Từ thực trạng đã nêu, Hội thảo gợi ý các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng cánh đồng lớn, đầu tư nâng cấp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông nghiệp- nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa.

Minh Đảm

  • Chuẩn hóa quy định ứng dụng thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật

Việc ứng dụng Drone/UAV - thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật đang ngày càng phổ biến, nhưng hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể loại thuốc nào dùng được cho Drone, khu vực nào, cây trồng nào, loại sâu bệnh gì được ứng dụng bay phun thuốc... Do đó, Cục Bảo vệ thực vật đang xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở cho việc phun thuốc bảo vệ thực vật bằng UAV. Tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở kỹ thuật để các đơn vị thực hiện xây dựng quy trình phòng trừ sinh vật gây hại bằng thiết bị Drone cho từng loại thuốc, cây trồng, sinh vật gây hại khác nhau. Từ đó, xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn, vận hành Drone đảm bảo nguyên tắc "4 đúng", hiệu quả, an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Minh Trang

  • Phòng trừ rệp sáp giả theo hướng sinh học tăng hiệu quả kinh tế tới 25%

Nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của thị trường Trung Quốc, tại Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật xây dựng mô hình phòng trừ rệp sáp giả với diện tích 1,5ha. Đặc biệt, mô hình áp dụng biện pháp sinh học nhằm tạo nơi cư trú, thu hút các loài thiên địch; tiến hành thả bọ rùa bắt mồi, ong kí sinh để diệt rệp sáp giả. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học và thuốc có nguồn gốc sinh học để tiêu diệt sâu bệnh hại khác. Ngoài kiểm soát tốt rệp sáp giả hại thanh long với hiệu quả phòng trừ cao trên 80%, mô hình còn giảm được 1 lần phun thuốc hóa học/vụ, giúp nông dân tăng hiệu quả kinh tế hơn 25% so với việc áp dụng các biện pháp phòng trừ rệp sáp giả trước đó.

Kim Sơ

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, trong những năm qua, ngành thủy sản nước ta đã có tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng và giá trị. Tuy vậy, trước những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới của ngành thủy sản, cần phải có một chiến lược mới bền vững hơn. Bên cạnh đó là sự phối hợp trong việc điều hành, giám sát của các lực lượng, ngành liên quan. Trong một Hội nghị mới đây, Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã có những chia sẻ về nội dung này:

Băng:

Nguyễn Thủy

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 23/08/2022.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan xử lý các công việc thường xuyên.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tham dự Hội thảo "Giải pháp tăng cường thực thi chính sách pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản và kiểm soát IUU" của Uỷ ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội. Sau đó đi công tác tại Trà Vinh kiểm tra IUU, phát triển nuôi trồng thủy sản.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội thảo về cơ giới hóa trong lĩnh vực thủy sản. Sau đó, duyệt phóng sự về cơ giới hóa, Họp trưởng các tiểu ban Lễ hội cơ giới hóa Châu Á.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tham gia cuộc họp Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Chủ trương chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quỳnh Anh

Tự động

Chiến lược nào để phát triển bền vững ngành thủy sản?

Không dừng lại ở mục tiêu 1 triệu ha lúa chuyên canh; Xây dựng trung tâm nông nghiệp vùng ĐBSCL thành điểm đến đa mục tiêu; Chuẩn hóa quy định ứng dụng thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật; Chiến lược nào để phát triển bền vững ngành thủy sản?

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã