Việc xây dựng các vườn ươm cải tiến cây lâm nghiệp là điều hết sức cần thiết và hi vọng sẽ tạo nguồn cung cấp cây giống chất lượng cao.
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để nuôi tôm càng xanh hướng hữu cơ
Những mô hình chuyển đổi được xem là nền tảng vững chắc để ngành nông nghiệp Ninh Bình phát triển theo hướng chất lượng, xanh, bền vững, giảm phát thải trong tương lai.
Trung Quân | 15:54 04/11/2024
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để nuôi tôm càng xanh hướng hữu cơ
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để nuôi tôm càng xanh hướng hữu cơ
Ninh bình được biết đến là một trong những địa phương có hoạt động du lịch sôi động bậc nhất cả nước. Hàng năm đón hàng nghìn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Để phục vụ đắc lực cho hoạt động này, ngành nông nghiệp tỉnh đã không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm các đối tượng con nuôi mới, đặc sản; khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, cung ứng những sản phẩm chất lượng cho các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, làm quà biếu…
Gia đình anh Lê Như Quỳnh, xã Lạng Phong, Nho Quan Ninh Bình là một điển hình. Từ năm 2021, sau khi mạnh dạn nhận thầu khu vực vùng trũng người dân trong xã canh tác lúa kém hiệu quả, anh đã cải tạo và quyết định đầu tư nuôi cá trắm, chép. Tuy nhiên, với kinh nghiệm non trẻ, thiếu kỹ thuật nên hiệu quả thu được không cao. Từ năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình về con giống, thức ăn, kỹ thuật, anh đã mạnh dạn chuyển hướng nuôi tôm càng xanh.
Sau thành công của lứa đầu tiên, năm 2024, anh mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi lên 1ha và áp dụng phương thức nuôi theo hướng hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học vệ sinh ao nuôi, tận dụng các nguyên liệu tại chỗ như ngô, gạo, cá tạp… làm thức ăn cho tôm thay thế cám công nghiệp.
Kết quả thu được nằm ngoài mong đợi, khi áp dụng quy trình nuôi mới, đàn tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ít mắc bệnh, lương đạm được bổ sung cao nên tôm nhanh lột vỏ, nhanh lớn. Bên cạnh đó, chi phí, công lao động giảm đi đáng kể, lợi nhuận thu được tăng lên.
Việc tận dụng các chân đất canh tác kém hiệu quả nuôi tôm càng xanh đã chứng minh được hiệu quả. Tuy nhiên, khi chăm sóc trong ao đất người nuôi cần quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình nuôi. Cụ thể, nguồn nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý kỹ lưỡng qua ao lắng để hạn chế mầm bệnh. Con giống phải được mua từ cơ sở có uy tín và bảo vệ nghiêm ngặt trong quá trình ươm, tránh các loại cá tạp, ếch, nhái… ăn, hao hụt đầu con.
Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, thời tiết âm u lượng oxi trong nước giảm, tôm rất dễ bị ngạt vào ban đêm. Do đó, người nuôi phải đảm bảo hệ thống máy quạt nước hoạt động trơn chu và thường xuyên thoi dõi diễn biến trong ao nuôi để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Anh Lê Như Quỳnh cho biết thêm:
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để nuôi tôm càng xanh hướng hữu cơ
Những mô hình chuyển đổi được xem là nền tảng vững chắc để ngành nông nghiệp Ninh Bình phát triển theo hướng chất lượng, xanh, bền vững, giảm phát thải trong tương lai.
Trung Quân
Các chương trình
Việc chăm sóc vườn cây theo hướng hữu cơ là phương án hứa hẹn sẽ thay thế nền nông nghiệp hóa học, tạo sự bền vững cho cây trồng và bảo vệ môi trường.