Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.
Chuyển đổi đất lúa qua trồng sen cho hiệu quả gấp 4 - 5 lần
Nhờ cây sen mà nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Duy Sơn đã dần ổn định được kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Lê Khánh | 09:26 24/09/2024
Chuyển đổi đất lúa qua trồng sen cho hiệu quả gấp 4 – 5 lần
Chuyển đổi đất lúa qua trồng sen cho hiệu quả gấp 4 – 5 lần
Cách đây hơn 10 năm, cánh đồng Trà Lý rộng 45 héc ta ở thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên là vùng trồng lúa của người dân trong xã. Tuy nhiên, do không có hệ thống kênh mương thủy lợi, sản xuất phụ thuộc vào nước trời nên bà con chỉ canh tác được 1 vụ. Cùng với đó, do nơi đây chân đất nghèo dinh dưỡng nên hiệu quả mang lại từ cây lúa rất thấp. Đến năm 2015, một số hộ dân bắt đầu chuyển đổi các đám ruộng tại cánh đồng Trà Lý qua trồng cây sen.
Qua quá trình sản xuất cho thấy, cây sen rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương. Cây phát triển xanh tốt, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc nhưng hiệu quả đem lại cao hơn gấp nhiều lần. Vậy nên, đến nay, toàn bộ cánh đồng nơi đây đều đã được người dân chuyển qua trồng cây sen. Ông Đinh Chín là một trong những hộ trồng sen đầu tiên ở thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn cho biết, những năm đầu, gia đình ông chỉ thử nghiệm 1 diện tích nhỏ và thấy hiệu quả tốt nên đến nay ông đã chuyển đổi 1 héc ta ruộng lúa nhà mình qua trồng cây sen. Với diện tích này, mỗi năm, cây sen mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập từ 150 – 200 triệu đồng. Ông Chín chia sẻ:
Băng 1: Ông Đinh Chín, Thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam
Cách đây khoảng 9 đến 10 năm thì người ta sản xuất lúa nhưng hiệu quả của cây lúa thấp. Còn đối với cây sen thì phải gấp 4 – 5 lần. Bên cạnh đó, trồng cây sen cũng ít tốn công hơn so với trồng lúa nhưng việc thu hoạch cũng như năng suất đảm bảo hơn so với cây lúa.
MC2: Nhận thấy hiệu quả từ cây sen, thời gian qua, không chỉ ở cánh đồng Trà Lý mà nhiều diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả khác ở xã Duy Sơn cũng đã được người dân địa phương chuyển qua trồng sen. Theo lịch thời vụ, thời gian xuống giống của cây sen thường bắt đầu từ cuối tháng giêng âm lịch và cho thu hoạch trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch. Trung bình mỗi héc ta trồng sen ở xã Duy Sơn đạt từ 25 – 35 tạ. Với giá bán vào thời điểm chính vụ khoảng 35.000 đồng/kg hạt sen thì mỗi héc ta, người dân thu được trên dưới 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Phước Kha, Phó Ban nông nghiệp xã Duy Sơn cho biết, với cây sen rất ít bị sâu bệnh hại nên chỉ tốn chi phí đầu tư tiền giống và phân bón, ít tốn công chăm sóc. Trong khi đó, đối với cây lúa, ngoài tiền giống thì còn phát sinh thêm nhiều chi phí khác như thuốc bảo vệ thực vật, công thu hoạch, nhiều lần bón phân nên mức lợi nhuận mang lại rất ít. Vậy nên, đến nay, người dân toàn xã đã chuyển đổi hơn 60ha đất lúa kém hiệu quả qua trồng cây sen.
Chuyển đổi đất lúa qua trồng sen cho hiệu quả gấp 4 - 5 lần
Nhờ cây sen mà nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Duy Sơn đã dần ổn định được kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Lê Khánh
Các chương trình
Qua mỗi vụ lúa, nông dân áp dụng tốt hơn các quy trình kỹ thuật, giảm được chi phí mà năng suất, chất lượng lúa vẫn tốt và bán được giá cao.